Microsoft Word - NOI DUNG NCKH - TIENG VIET.doc

Similar documents
Microsoft Word - DAI THUA 100 PHAP _hoan chinh_.doc

語彙リスト_ベトナム語(10Q).indd

平成25年度全国学力・学習状況調査:保護者に対する調査(小学校調査票)ベトナム語版

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ĐÀO DUY TÙNG TỪ NGỮ HÁN VIỆT TRONG CA DAO NAM BỘ Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC Mã số: LUẬ

Microsoft Word - NhanGianDuKi-ISO-A5.doc

2

PTB TV 2018 ver 8

bộ khẩu tức là cái miệng. Cái miệng con người phát ngôn ra lời nói nhanh như mũi tên và mũi tên ấy sẽ mang đến cho chúng ta cả điều lợi lẫn điều hại;

Contents

[PDF] SỔ TAY HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ

労災保険外国人向けパンフ第二編_ベトナム語

日本留学試験の手引き_ベトナム語版

Mục lục Lời mở đầu 1 1 Ba loại tai nạn lao động thường xảy ra trong khi hàn 2 2 Những công việc nhiều tai nạn gây tử vong 2 3 Tai họa và các nghi vấn

KINH TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG HẬU TẦN TAM TẠNG PHÁP SƯ CƯU-MA-LA-THẬP PHỤNG CHIẾU DỊCH ĐOÀN TRUNG CÒN - NGUYỄN MINH TIẾN Việt dịch và chú giải NGUYỄN MINH H

W06_viet01

HỘI NGỘ ĐÀ NẴNG 2016 CÁM ƠN Ý TƯỞNG VÀ BÀI VỞ CỦA ANH CHỊ CỰU SINH VIÊN ĐHSP HUẾ 2 KHÓA LƯƠNG VĂN CAN VÀ HUỲNH THÚC KHÁNG. CÁM ƠN TRANG BLOG ANH TRẦN

労災保険外国人むけパンフ第一編_ベトナム語i

意識_ベトナム.indd

CUỘC CÁCH MẠNG MỘT-CỌNG-RƠM MASANOBU FUKUOKA (Bản sách điện tử lần thứ nhất) Biên dịch: XanhShop Lời giới thiệu và hiệu đính: Hoàng Hải Vân Lời giới t

1.Khóa tuyển sinh Số học viên Khóa tuyển sinh Thời gian nhập học Số học viên Khoa tiếng nhật Khóa học 1 năm Khoá học 2 năm Tháng 4 40 người (20 người

THÔNG SỐ KỸ THUẬT BẢN VẼ LẮP ĐẶT Sản phẩm Tối thiểu Áp lực sử dụng (động) Tối đa (tĩnh) Nhiệt độ sử dụng Chất lượng nước sử dụng Vùng thường Nhiệt độ

Mùa Khô

Tài chính Quan hệ Cộng đồng Quản trị căn bản Pháp lý Các loại rủi ro Dự án Tình hình Tài chính Mục tiêu công ty Giá cả Môi trường - Tử vong - Thương t

La-hán Ba Tiêu Tên của Ngài là Phạt-na-bà-tư 伐那婆斯 (Vanavāsin). Theo truyền thuyết khi mẹ Ngài vào rừng viếng cảnh, mưa to dữ dội và bà hạ sanh Ngài tr

Khái quát cấu trúc Hệ thống Kiểm soát Tổng tải lượng Ô nhiễm (TPLCS) Chương 1 Tính cần thiết của TPLCS 1.1 Tổng quan về TPLCS Ô nhiễm nước xảy ra khi

Quả bưởi có nhiều múi, mỗi trái được trung bình khoảng 12 múi. Phân tích 100 gam dịch quả bưởi chín, thu được 89 gam nước, 9 gam glucid, 0,6 gam proti

Họ và tên Phiếu Chẩn Ðoán Nội Khoa Hãy đánh dấu vào nơi có triệu chứng bị bệnh Nam Năm tháng ngày Nữ Ngày sinh Ðịa chỉ Năm tháng ngày Ðiện thoại Có bả

Student Guide to Japan (Vietnamese Version)

Heike monogatari là một truyện kể xuất hiện vào khoảng thế kỷ XIII, kể lại cuộc xung đột giữa hai dòng họ có thế lực là họ Taira và họ Minamoto. Xét v

ĐVT: tấn STT Khối lượng Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2008 CTR CTR Công nghiệp 1.991, , , , ,747

プリント

Bia 1_VHPG_268_17.indd


có 5 hay 7 âm tiết xen kẽ nhau, có thể chia làm hai phần: Thượng cú (kami no ku) Câu 1: 5 âm, Câu 2: 7 âm, Câu 3: 5 âm (5-7-5) Hạ cú (shimo no ku) Câu

ĐẠI CHIẾN ĐÔNG NAM Á 1971 Trong Đặc San Canh Dần của ERCT, sempai Lê Văn Phụng có viết bài "Tuổi Học Trò". Trong bài nầy anh kể lại chuyện đánh nhau v

phihungn_ThaiBinhDiaNhanSuLuoc

Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai.info. Mọi góp ý, đề nghị thay đổi, sửa chữa những sơ sót, có thể có, xin vui lòng gởi e

H˜C VI°N MÁY TÍNH KYOTO

<4D F736F F D208EC08F4B90B6834B E CEA816A2D8D5A90B38DCF2E646F63>

CHƯƠNG TRÌNH Lời chào từ Ban tổ chức Hướng dẫn Học thi Trung Học Phổ Thông Nghỉ giải lao Trả lời câu hỏi Kinh nghiệm học thi từ Sinh viên đã tốt nghiệ

Mục lục Khi nào thì bắt đầu cho bé ăn dặm?... 1 Cức giai đoạn ăn dặm... 1 Đ thô ộà đ mềm c a th c ăn... 2 Th i gian cho bé ăn dặm trong ngày... 4 Bắt

Làm thế nào người Nhậtđã thành công trong các ngành công nghiệp? 1. Định hướng khách hàng 2. Quan niệm về năng suất 3. Thực hành nhữngđiều cơ bản nhất

Lịch của toàn khi vực Ngày nghỉ lễ rác vẫn Xin vui lòng chấp hành Xin vui lòng vứt rác tại địa điểm và ngày đã được qui định trước 8:30 buổi sáng! Vứt

00

untitled

外国人生徒のための公民(ベトナム語版)

A Điều khoản quan trọng 1. Những điều lưu ý khi ký kết hợp đồng Về phương pháp xác nhận nội dung hợp đồng Khách hàng có thể chọn phương pháp xác nhận

施策の概要 就学ガイドブック [ヴェトナム語]

untitled

2 Những sách nghiên cứu... Xem thêm : Để làm tài liệu cho quý vị nào quan tâm muốn tìm hiểu thêm, chúng tôi có soạn một tập riêng gồm danh sách những

Mục lục 1. Trình tự cho đến khi có thể thực hiện thiết kế CAD 1 2. Thao tác cơ bản 5 3. Thiết kế bệ đỡ Cách xuất ra định dạng stl và cách sử dụn

Microsoft Word - Thuc don an dam cho be 5-15 thang.doc

(Microsoft Word - Chuong tr\354nh H\340nh Huong Nh?t B?n docx)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Bùi Thanh Phương VẤN ĐỀ CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG CÁC SÁNG TÁC THỜI KÌ ĐẦU CỦA NATSUME SOS

MergedFile

NGUYỆT SAN CỎ THƠM ONLINE SỐ 12 THÁNG 11, 2018 MỤC LỤC BIÊN KHẢO: TR12- KIM THÚY, NHÀ VĂN NỮ GỐC VIỆT NỔI TIẾNG Ở CANADA - PHẠM VĂN TUẤN TR34 TƯỞNG NH

untitled

untitled

Văn hóa-lịch sử Huế qua góc nhìn làng xã phụ cận LỊCH SỬ DI CƯ VÀ NGHI LỄ THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA CÁC DÒNG HỌ GỐC HOA Ở HƯƠNG VINH (The history of

< F312D30335F834F E696E6464>

-HT Hộ Tông -HT Hộ Nhẫn Cùng các Bậc Trưởng Lão PGNT

労働条件パンフ-ベトナム語.indd

Bento Thiện pp. John K. Whitmore, Chung-hsing and Cheng-t ung in Text of and on Sixteenth-Century Viet Nam. In Keith Taylor and John K. Whitmore, eds.

Title フエ地域におけるキン族の城隍神とタインフック村の事例 Author(s) チャン, ディン ハン, 福田, 康男 周縁の文化交渉学シリーズ7 フエ地域の歴史と文化 Citation 周辺集落と外からの視点 : Issue Date URL http:

Ha y luyê n tâ p thông ba o đê n 119. Khi g. p hoa hoa n Trung tâm PCCC: Đây la 119, pho ng cha y va chư a cha y. Hoa hoa n hay Câ p cư u? Ba n : Hoa

ベトナム人向けの講義 セミナー 研修映像制作サービスの提供開始について 映像の力でベトナム人従業員 実習生 留学生の学びをサポート 株式会社メディアオーパスプラス OCG Technology Joint Stock Company 株式会社メディアオーパスプラス (

Lê hô i giao lưu quô c tê Himeji lâ n thư 21 Nga y giơ : 30/10/2016 (Chu nhâ t) 10:00~15:00 (Trơ i mưa vâ n tiê n ha nh) Đi a điê m: Công viên Ohtemae

Microsoft Word - 4. Do Hoang Ngan OK _2_.doc

Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai.info. Mọi góp ý, đề nghị bổ túc, sửa đổi những sơ sót, có thể có, xin vui lòng gởi điện

6 Xem thêm câu áp chót ở phần cuối mục II: Kinh tế không phát đạt và ý thức không khích lệ là hai nguyên nhân đệ nhất của thất bại trong cách mạng của

年 2 月 22 日 国家試験に合格した EPA 看護師 介護福祉士候補者が EPA 看護師 介護福祉士として就労する際の手続きについて 公益社団法人国際厚生事業団 受入支援部 1. はじめに 経済連携協定 (EPA) に基づき入国をした EPA 候補者が 看護師国家試験または介護福祉

Tường chống lũ cấy ghép cọc Nguyên tắc ép cọc tĩnh (The Press-in Principle) Tường bảo vệ cấy ghép cọc Các thành tự trước đây / hiện nay Phòng chống lũ

資料 3 合格の場合 ( 候補者向け ) 国家試験に合格した EPA 看護師 介護福祉士候補者が EPA 看護師 介護福祉士として就労する際の手続きについて 平成 28 年 2 月 26 日 公益社団法人国際厚生事業団 受入支援部 1. はじめに 経済連携協定 (EPA) に基づき入国をした EPA

Nguyen Dinh Phuc 代表取締役社長 Nguyen Nhat Anh Thu 副社長 The Interview 現地経営 by タカコベトナム 何度も調整して やっと Thu さんと面談が実現しました 同じ戦後世代ですが 相変わらずエネルギッシュで圧倒されます 同じ留学仲間なので 留学

Abe Industrial Vietnam Nguyen Dinh Phuc 代表取締役社長 高橋馨 社長 The Interview Abe Industrial Vietnam を成長させた秘訣 Bí quyết xây dựng và phát triển Abe Industrial Vi

Bạn Lê Hữu Sở (Agriteck Japan) "Bước tới nước Nhật trong cái lạnh tê tái của mùa đông,mọi thứ như đóng băng lại,bàn tay buốt giá của tôi run cầm cập.m

Microsoft PowerPoint vn Matsuki-Technical standards [互換モード]

Tuổi khác nhau, trình độ cũng khác nhau, cách dạy và học cũng khác nhau, nhưng đều giống nhau ở lộ trình học. Đầu tiên, các em tập viết, tập phát âm t

現代社会文化研究

*3-0 これから 学校の生活についてお話をします Và sau đây, tôi xin nói về sinh hoạt trong trường. 18

2 日本語らしい発音 にするには シャドーイング 日本語の発音がもっと上手くなりたい! そのもう一つの方法として シャドーイング があります - シャドーイングとは?- ネイティブの人が読んだ日本語を聞きながら それと同じ文章をそっくりそのまま音読することです - シャドーイングをする時のポイントは

Microsoft Word - speech.docx

*4-1 これから 通訳 PTA 活動 子どもの安全と健康を守るためのいろいろな制度のことをお話します Chúng tôi xin nói chuyện về việc thông dịch, hoạt động của hội PTA (hội phụ huynh và giáo viên), c

文理侯陳公補考 蓮田隆志 問題の所在 (2) (1) (1) 1 文理侯陳公碑 Viện Nghiên cứu Hán Nôm thuộc về Viện Hàn lâm Khoa hoc Xã hội Việt Nam (2) 29

Như chúng ta sẽ thấy, nhiều phương diện của ngữ pháp tiếng Việt là dễ chứ không khó. Trên thực tế, nói một cách chính xác hơn, tiếng Việt đa phần là m


京都教育大学 外国人の子どもの教育を考える会

Chương 1 Công tác an toàn cần cho việc gì? だいあんぜんさ第 1 安全作業 ぎょうは何 なんひつようのために必要か? Sự cần thiết của công tác an toàn 1) Nếu bạn bị thương hay khuyết tật

Title Author(s) 日本語とベトナム語における使役表現の対照研究 : 他動詞 テモラウ ヨウニイウとの連続性 Nguyen Thi, Ai Tien Citation Issue Date Text Version ETD URL

Japanese 日本語 脱退一時金は原則として以下の 4 つの条件にすべてあてはまる方が国民年金 厚生年金保険又は共済組合の被保険者資格を喪失し 日本を出国後 2 年以内に請求されたときに支給されます 1 日本国籍を有していない方 2 国民年金の第 1 号被保険者としての保険料納付済期間の月数と保

không khí ít bị ô nhiễm vì không có xe gắn máy, nhưng trên tàu người ta dùng cái bịt miệng khẩu trang tránh bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp vì đông

1 ページ

技能実習生手帳 ( ベトナム語版 ) SÁCH HƯỚNG DẪN THỰC TẬP SINH KỸ NĂNG (Bản tiếng Việt) 氏名 / Họ tên 所有者 ( 技能実習生氏名 )/ Chủ sở hữu sách (họ tên thực tập sinh kỹ năng) 名

( ベトナム語版 ) (Dành cho tu nghiệp kỹ năng thực tập sinh nước ngoài) ( 外国人技能実習生のための ) Bảng tự khai báo cho cơ quan y tế 医療機関への自己申告表 Đây là các mục cần thi

けんこうわたしの健康カード The i tê cu a tôi - ベトナム語 やさしい日本語 - -Tiê ng Viê t Nam Tiê ng Nhâ t dê - しゃかいふく 社会福 し祉 ほうじん法人さぽうと 2 1 Support21 Social Welfare Foundation

[Bản phát hành năm 2018] Cách phân loại và cách vứt rác gia đình Ngày 01 tháng 04 năm 2018 ~ ngày 31 tháng 03 năm 2019 Rác phải vứt ở bãi tập trung rá

[Bản phát hành năm 2018] Cách phân loại và cách vứt rác gia đình Ngày 01 tháng 04 năm 2018 ~ ngày 31 tháng 03 năm 2019 Rác phải vứt ở bãi tập trung rá

ベトナム領メコン・デルタ開発の現状とその影響

CODE Tittle SÁCH TIẾNG NHẬT - BOOKS IN JAPANESE CICE-NH-001 N1 聞く CICE-NH-002 コロケーションが身につく日本語表現練習帳 CICE-NH-003 日本語能力試験 N1.N2 語彙 CICE-NH-004 日本語能力試験 N1

Để tưởng niệm Vĩnh Sính ( ), một nhà Nhật Bản Học tiên phong và người ngưỡng mộ Bashô. 2

Transcription:

PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Hiện nay, mối quan hệ Việt - Nhật không chỉ dừng lại trên lĩnh vực kinh doanh mà còn phát triển trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, phúc lợi xã hội Trong đó, giáo dục là lĩnh vực được quan tâm và chú ý nhiều nhất. Bởi vì nhu cầu học tiếng Nhật để đáp ứng chế độ tuyển dụng trong các công ty Nhật Bản ngày càng tăng. Nhu cầu tuyển dụng thông dịch viên tiếng Nhật có trình độ chuyên môn thành thạo ngày càng được coi trọng, vì vậy chất lượng dạy và học luôn được đặt lên hàng đầu. Tiếng Nhật dần trở thành một ngôn ngữ được nhiều người quan tâm, yêu thích, học tập và nghiên cứu. Ngôn ngữ nào cũng có những nét đặc trưng vốn có thể hiện nét văn hóa độc đáo riêng biệt. Tiếng Nhật cũng có những đặc trưng thể hiện nét văn hóa đặc sắc của xứ sở hoa anh đào. Đó là nền văn hóa coi trọng truyền thống dân tộc, những chuẩn mực đạo đức trong các mối quan hệ xã hội. Tiếng Việt cũng vậy, đó là một loại hình ngôn ngữ thể hiện văn hóa truyền thống tốt đẹp, những quy phạm đạo đức, những chuẩn mực xã hội và các mối quan hệ con người trong xã hội đó. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến các hình thức thể hiện lời nói trong giao tiếp, đặc biệt là cách nói tôn kính và cách nói khiêm nhường. Tùy vào từng đối tượng, hoàn cảnh mục đích giao tiếp mà sử dụng những hình thức xưng hô phù hợp. Trong trường hợp trao đổi với cấp trên, người lớn tuổi, người có địa vị xã hội thì người nói phải sử dụng cách nói tôn kính (Sonkeigo) nhằm thể hiện sự kính trọng với đối tượng giao tiếp. Trong trường hợp muốn trình bày quan điểm của bản thân hay nói về những hành động mà người nói thực hiện thì sử dụng cách nói khiêm nhường (Kenjougo) nhằm biểu hiện sự nhún nhường và kính trọng đối tượng một cách gián tiếp. 1

Thông qua đề tài Sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính - khiêm nhường giữa tiếng Nhật và tiếng Việt, người viết muốn nghiên cứu những nét đặc trưng trong cách nói tôn kính - khiêm nhường nhằm thể hiện nét văn hóa giao tiếp độc đáo của hai quốc gia, dân tộc được ẩn trong mỗi ngôn ngữ. Qua đó, giúp người học tiếng Nhật hạn chế sự nhầm lẫn trong các hình thức sử dụng và có thể sử dụng các cách nói này phù hợp trong những tình huống giao tiếp cụ thể. Lịch sử nghiên cứu đề tài Cách nói tôn kính khiêm nhường là một đề tài được nhiều nhà nghiên cứu, các học giả quan tâm và đã viết nên nhiều công trình nghiên cứu bằng tiếng Nhật và tiếng Việt. Bởi vì hai hình thức xưng hô này có vai trò quan trọng trong giao tiếp và ảnh hưởng rất nhiều đến các mối quan hệ xã hội đặc biệt là mối quan hệ con người. Thực tế đã cho thấy từ trước đến nay ở trong và ngoài nước đã từng công bố rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan về đề tài trên. Đó là các công trình nghiên cứu: Bằng tiếng Nhật: 日本語教育指導参考書 18- 敬語教育の基本問題 ( 下 ) thuộc quyền sở hữu tác giả tại trung tâm nghiên cứu 国立国語 khái quát về cách sử dụng kính ngữ, trường hợp sử dụng kính ngữ, đối tượng sử dụng kính ngữ trong tiếng Nhật 敬語再入門 của tác giả 菊土康人 khái quát về bước khởi đầu khi học và quen với kính ngữ trong tiếng Nhật. Trong cuốn sách có khái quát một số mẫu kính ngữ có kèm ví dụ minh họa và các bài hội thoại với bối cảnh là trong công ty, nhà hàng, nhà ga, siêu thị 敬語表現 của các tác giả 蒲谷宏, 川口義一 và 坂元惠 khái quát về một số cách biểu hiện thường gặp trong kính ngữ như thể hiện sự kính trọng với cấp trên, khách hàng, người lớn tuổi và thể hiện sự nhún nhường, kính trọng đối tượng nói khi người nói muốn đề xuất ý kiến hay lối nói khiêm tốn về những hành động mà người nói thực hiện. 2

Bằng tiếng Việt: - Cơ sở Văn Hóa Việt Nam của GS-TS Trần Ngọc Thêm, Chu Xuân Diên khái quát về một số loại hình văn hóa của từng vùng miền hay cách ứng xử trong giao tiếp và những chuẩn mực trong xưng hô của người Việt Nam - Tiếng Việt Thực Hành của Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp khái quát về những vấn đề cơ bản trong tiếng Việt như cách đặt câu, cách dùng từ, cách sắp xếp và phân tích đoạn văn, phân biệt văn nói và văn viết - Nhập Môn Xã Hội Học của TS Trần Thị Kim Xuyến, ThS Nguyễn Thị Hồng Xoan làm rõ về những mối quan hệ con người, mối quan hệ xã hội, mối quan hệ cộng đồng và thế giới nhằm củng cố những chuẩn mực trong giao tiếp và những tình huống cần tránh trong xưng hô để tạo mối quan hệ tốt đẹp, hữu hảo. Những công trình nghiên cứu trên chủ yếu phân tích về kính ngữ trong tiếng Nhật và lịch sự chuẩn mực trong cách xưng hô trong tiếng Việt. Trong đề tài nghiên cứu của mình, người viết cố gắng tìm và phân tích những điểm tương đồng và khác biệt trong phong cách xưng hô chuẩn mực của hai ngôn ngữ. Từ đó phần nào giúp người học tiếng Nhật có thể sử dụng kính ngữ trong tiếng Nhật tránh những nhầm lẫn thường gặp và có thể bổ sung một số kiến thức trong giao tiếp đúng mực cho người Việt. Công trình nghiên cứu này chắc chắn sẽ khó tránh khỏi một số sai lầm, vì vậy người viết mong nhân được một số ý kiến đóng góp của các học giả, các nhà nghiên cứu đi trước để bài viết của mình được hoàn chỉnh hơn. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu: Mục tiêu: Đề tài này nhằm phân biệt điểm tương đồng và khác biệt giữa cách thể hiện ngôn ngữ của hai nước. Ngoài ra, đề tài còn cung cấp tài liệu nghiên cứu cho người học tiếng Nhật về chủ đề khiêm nhường ngữ, tôn kính ngữ qua những mục hướng dẫn cách dùng trong một số tình huống và đối tượng giao tiếp. Đồng thời giúp người Việt phần nào hiểu thêm về tiếng Việt và nền văn hóa truyền thống nước nhà. 3

Sau khi nghiên cứu, đề tài sẽ cung cấp tài liệu về cách sử dụng, tình huống giao tiếp và những nhầm lẫn thường gặp trong hai cách nói trong tiếng Nhật và tiếng Việt. Bên cạnh đó, người học tiếng Nhật và người Việt sẽ hiểu thêm về văn hóa truyền thống được thể hiện trong cách nói vì ngôn ngữ và văn hóa có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Ngoài ra, thông qua đề tài này giúp người Việt và người Nhật một lần nữa nhìn lại nét văn hóa truyền thống của nước mình trong xu thế thương mại, toàn cầu hóa hiện nay - nơi mà thực trạng những giá trị văn hóa truyền thống đang dần bị lãng quên. Phạm vi nghiên cứu: Hình thức trình bày về hai cách nói tôn kính và khiêm nhường trong tiếng Nhật và tiếng Việt trong luận văn này không phải là toàn bộ cách nói trong hệ thống ngôn ngữ học của hai quốc gia mà chỉ là một số cách nói trong giao tiếp hiện đại. Những kính ngữ trước giai đoạn này và những kính ngữ trong cung đình, nhà chùa không được đề cập trong nội dung dung chính của khóa luận tốt nghiệp. Phương pháp nghiên cứu: Trong đề tài này với mục đích tìm hiểu Sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính và khiêm nhường giữa tiếng Nhật và Tiếng Việt, người viết đã sử dụng một số phương pháp sau đây: - Thu thập tài liệu: Phương pháp này được thực hiện bằng cách tra cứu bài viết, bài tham khảo bằng tiếng Việt và tiếng Nhật trên mạng đồng thời tìm và đọc các công trình nghiên cứu của các tác giả người Nhật, người Việt tại thư viện Nhật - Việt (VJCC - HCM), các nhà sách Ngoài ra người viết còn thu thập tài liệu thông qua nguồn tài liệu sách vở từ giáo viên, những nhà nghiên cứu đi trước. - Khảo sát thực tế: Để có thể đưa ra một số đề xuất liên quan đến phương pháp dạy và học hai cách nói tôn kính khiêm nhường trong tiếng Nhật có hiệu quả, người viết đã tiến hành lập bảng điều tra thăm dò ý kiến. Đối tượng của bảng điều tra là 160 sinh viên năm thứ tư của các lớp 06DPN1, 06DPN2, 06DPN3, 06DPN4, 4

06DPN5, 06DPN6 ngành Nhật Bản học, khoa Đông Phương, trường Đại Học Lạc Hồng (Biên Hòa - Đồng Nai). - Thống kê: Sau khi phát bảng điều tra, người viết đã thống kê các ý kiến của sinh viên về cách dạy, cách học, giáo trình và một số yếu tố khác liên quan đến hai cách nói trên. Dựa vào tỷ lệ chênh lệch giữa các ý kiến, người viết đã tiến hành phân tích và đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cách nói kính ngữ trong tiếng Nhật. - Phân tích: Sau khi thu thập tài liệu và tiến hành thống kê người viết tiếp tục chuyển sang bước phân tích tài liệu, tra cứu từ điển để hiểu nội dung bài viết. Phân tích những nội dung cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu. Nói một cách cụ thể là phân tích cách sử dụng, trường hợp giao tiếp, đối tượng nói chủ yếu của hai cách nói. Điểm phân tích quan trọng là làm sáng tỏ những nguyên nhân khiến người học còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi sử dụng kính ngữ trong tiếng Nhật. - Tổng hợp: Sau khi phân tích cách sử dụng của hai cách nói này từ nhiều nguồn tài liệu, người viết đã sắp xếp, chọn lọc và tổng hợp những vấn đề chung của mỗi cách nói. Ngoài việc tổng hợp dựa trên tài liệu nghiên cứu, người viết còn tổng hợp và ghi nhận những ý kiến đóng góp của giáo viên, những ý kiến phản hồi từ những sinh viên chuyên ngành Nhật Bản học và những nhà nghiên cứu đi trước để lấy làm tài liệu thực tế cho công trình nghiên cứu. - So sánh: Sau khi tiến hành những phương pháp trên, người viết chuyển sang bước so sánh điểm tương đồng và khác biệt trong cách sử dụng giữa hai cách nói này. Qua đó, giúp người học tiếng Nhật có thể phần nào phân biệt được một số tình huống, cách thức sử dụng, những nhầm lẫn và những khó khăn thường gặp đồng thời có thể hiểu thêm nét văn hóa truyền thống đặc sắc, độc đáo thể hiện trong từng cách sử dụng. Những dự kiến nghiên cứu tiếp tục về đề tài: Trong đề tài nghiên cứu này, người viết chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu về Sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính - khiêm nhường giữa tiếng Nhật và 5

tiếng Việt, chính vì vậy chắc chắn đề tài còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ. Vì vậy, người viết muốn tiếp tục nghiên cứu thêm về đề tài này nhằm phát triển và mởi rộng vấn đề để có cách nhìn khách quan về nội dung đề tài nghiên cứu. - Nét văn hóa thể hiện thông qua ngôn ngữ - Thực trạng sử dụng kính ngữ của người Nhật ở Nhật - Thực trạng sử dụng kính ngữ của người Việt ở Việt Nam - Thực trạng sử dụng kính ngữ của người Việt trong công ty Nhật - Những sai lầm thường gặp khi sử dụng kính ngữ của người Việt khi học tiếng Nhật. Kết cấu của đề tài: Chương I: Đặc trưng cơ bản của cách nói tôn kính khiêm nhường trong tiếng Nhật và tiếng Việt Chương II: Sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính khiêm nhường giữa tiếng Nhật và tiếng Việt Chương III: Một số đề xuất về phương pháp dạy - học cách nói tôn kính khiêm nhường trong tiếng Nhật 6

PHẦN NỘI DUNG Chương I: Đặc trưng cơ bản của cách nói tôn kính khiêm nhường trong tiếng Nhật và tiếng Việt Chương II: Sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính khiêm nhường giữa tiếng Nhật và tiếng Việt Chương III: Một số đề xuất về phương pháp dạy - học cách nói tôn kính khiêm nhường trong tiếng Nhật 7

CHƯƠNG I ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA CÁCH NÓI TÔN KÍNH - KHIÊM NHƯỜNG TRONG TIẾNG NHẬT VÀ TIẾNG VIỆT 8

Giao tiếp là một trong những khả năng đặc biệt của con người. Bởi vì thông qua giao tiếp, con người có thể thu thập thông tin, truyền đạt suy nghĩ, thiết lập các mối quan hệ Do đó, trên mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ đều có những cách giao tiếp riêng. Trong đó, cách xưng hô đúng chuẩn trong giao tiếp cũng là một yếu tố hết sức quan trọng, nhất là ở hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản hai đất nước có hệ thống xưng hô khá phức tạp. Một trong những đặc điểm của tiếng Nhật và tiếng Việt là phong phú về cấp độ của lời nói. Chính vì đặc điểm này mà khi tiếp xúc với người Nhật và người Việt, một số người cho rằng tiếng Nhật và tiếng Việt quá trang trọng và lịch thiệp, dễ tạo ra khoảng cách khi giao tiếp. Tuy vậy, thực tế hoàn toàn không phải thế vì mức độ lịch thiệp trong ngôn ngữ ở nước nào cũng có. Có ngôn ngữ thể hiện qua phương tiện từ vựng, có ngôn ngữ thể hiện bằng phương tiện ngữ pháp và cũng có ngôn ngữ thể hiện sự lịch thiệp đó bằng cả phương tiện từ vựng lẫn phương tiện ngữ pháp. Trong phạm vi bài viết này, người viết chỉ đề cập đến một số đặc trưng cơ bản trong cách nói tôn kính và cách nói khiêm nhường trong tiếng Nhật và tiếng Việt. Thông qua những đặc trưng cơ bản này, người viết so sánh và đưa ra một số điểm tương đồng và khác biệt của hai cách nói trong mỗi ngôn ngữ. Từ đó đưa ra một số đề xuất về giáo trình, phương pháp dạy - học kính ngữ trong tiếng Nhật. Cách nói tôn kính và cách nói khiêm nhường trong đối thoại hay trong văn bản biểu hiện thái độ, tình cảm của người nói, nguời viết đối với người đọc, người nghe. Sử dụng cách nói tôn kính không có nghĩa là người phát biểu có ý nịnh nọt, cũng như thể hiện lối nói khiêm nhường không có nghĩa là người phát biểu có sự tự ty mặc cảm. Có trường hợp không biết áp dụng, hoặc cố ý dùng sai có thể tạo phản ứng ngược thậm chí có ý châm biếm đối tượng. Chính vì vậy việc sử dụng đúng các cấp độ lời nói đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giao tiếp. Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường xuyên phải giao tiếp với nhiều người, với nhiều đối tượng thuộc các tầng lớp khác nhau. Và chính sự tinh tế, khéo léo trong cách ứng xử với mọi người đã giúp cho chúng ta đạt tới một nghệ thuật đó chính là nghệ thuật giao tiếp. 9

1.1 Đặc trưng cơ bản trong cách nói tôn kính và khiêm nhường trong tiếng Nhật 1.1.1 Khái quát về tiếng Nhật Tiếng Nhật là một ngôn ngữ được hơn một trăm ba mươi triệu người sử dụng ở Nhật Bản và những cộng đồng dân di cư Nhật Bản khắp thế giới. Đây là một ngôn ngữ nổi bật với một hệ thống các nghi thức nghiêm ngặt và rành mạch. Trong đó, đặc biệt là hệ thống kính ngữ phức tạp thể hiện bản chất thứ bậc của xã hội Nhật Bản. Đó là những dạng biến đổi động từ và sự kết hợp một số từ vựng để chỉ mối quan hệ giữa người nói, người nghe và người được nói đến trong cuộc hội thoại. Nét nổi bật của tiếng Nhật là các hình thức biểu đạt theo các cấp độ khác nhau tùy theo tình huống. Tiếng Nhật có cách nói thông thường, khiêm nhường hoặc kính trọng tùy thuộc vào mức độ kính trọng cần thiết đối với người đối thoại, vào các dịp và các yếu tố khác. Động từ, danh từ và các từ khác thay đổi hoàn toàn hoặc một phần theo cấp độ được dùng. Ngôn ngữ Nhật Bản thể hiện rất rõ ràng hệ thống cấp bậc, tôn ti trật tự trong xã hội. Theo đó, người dưới luôn dùng cách nói tôn kính với người cấp trên mình (dù người đó nhỏ tuổi hơn mình), và dùng cách nói khiêm nhường khi nói về bản thân mình. Nếu nói không phù hợp sẽ bị xem là thất lễ và đụng chạm rất lớn đến thể diện của người Nhật. Việc hiểu biết tiếng Nhật là chìa khóa để hiểu người Nhật và những cảm nghĩ, thái độ, ý nghĩa trong lời nói của họ. 1.1.2 Đặc trưng cơ bản của cách nói tôn kính trong tiếng Nhật 1.1.2.1 Ý nghĩa Cách nói tôn kính là cách nói nhằm đề cao và biểu hiện ý kính trọng của người nói đối với người nghe hoặc đối tượng giao tiếp. Đối tượng giao tiếp có thể là người nghe hoặc cũng có thể là nhân vật xuất hiện trong đề tài nói. Đối tượng cần phải biểu hiện ý kính trọng có thể là cấp trên, người không quen biết hoặc người ngoài 10

nhóm Cách nói tôn kính còn là cách nói thể hiện thái độ kính trọng của người nói đối với trạng thái, tính chất, hành vi hoặc những người (sự vật) thuộc về phía người nghe. [12;1988:14] Ví dụ: - Gakusei: Sensei wa kono hon wo oyomi ni narimasu (a) ka? (Học sinh: Thầy đã đọc cuốn sách này chưa ạ?) - Sen sei: Ee, yomimasu (b) yo. / Aa, yomu (c) yo. (Thầy giáo: Ừ, thầy đọc rồi. / À, đọc rồi) Trong vị trí (a), học sinh thể hiện hành động của thầy giáo nên sử dụng hình thức tôn kính của động từ đọc (yomu) là oyomininaru. Không thể thay bằng một động từ được chia ở hình thức tôn kính (oyomininaru) vào vị trí (b) hoặc (c) được vì đây là hành động của chính bản thân thầy giáo, hơn nữa thầy giáo cũng không thể hiện thái độ kính trọng đối với học sinh được. Trong các vị trí (a), (b) hoặc (c) thì cách nói (a) thể hiện mức độ tôn kính cao nhất vì động từ được chia dưới hình thức tôn kính của động từ thường (yomu) là oyomi ni naru. 1.1.2.2 Trường hợp sử dụng: 1 Đề cao hành động của đối tượng giao tiếp Ví dụ: Okaki ni naru viết, Irassharu đi / đến / ở, nasaru làm Trong trường hợp này, người sử dụng thường nhầm lẫn không biết cách sử dụng. Đó là thay vì nói khiêm tốn thì người nói lại nói tôn kính và ngược lại. Ví dụ: - Trường hợp ông Yamada của công ty A đến công ty của người nói: A sha no Yamda san ga irasshatteimasu (Ông Yamada của công ty A đang đến) đây là cách sử dụng đúng vì động từ irasshatte imasu là thể liên tiến của động từ irassharu (tôn kính của động từ kuru - đến). Hơn nữa, hành động đến (irassharu) là hành động của đối tượng được nhắc đến. Do đó, cách sử đúng là hình thức chia động từ ở cách nói tôn kính. Nhưng nếu sử dụng hình thức động từ của cách nói khiêm nhường của động từ kuru là mairu thì sai: A sha no Yamada san ga maitte imasu 11

2 Đề cao bản thân đối tượng giao tiếp Ví dụ: A sha no Yamada kacho (Ngài trưởng phòng Yamada của công ty A) Yamada sama (Ngài Yamada) Lưu ý cách giới thiệu người trong và người ngoài công ty. Ví dụ 1: Ông Tanaka là trưởng phòng công ty của người nói và ông Yamada là trưởng phòng công ty A - Khi giới thiệu ông Tanaka cho ông Yamada: Kochira wa kacho no Tanaka desu (Đây là ông trưởng phòng Tanaka) - Khi giới thiệu ông Yamada cho ông Tanaka: Kochira wa A sha no Yamada kacho desu (Đây là ông trưởng phòng Yamada của công ty A). Trường hợp giới thiệu như thế này là đã quen thân với ông Yamada. Nếu không thân với ông Yamada thì phải giới thiệu bằng cách: Kochira wa A sha no kacho no Yamada sama desu (thêm tiếp vị ngữ tôn kính để xưng hô là sama ngài) Ví dụ 2: Trường hợp gọi tên cấp trên là ông trưởng phòng Tanaka Trước mặt khách hàng: Tanaka Trong công ty: Tanaka kacho 3 Đề cao những vật sở hữu và những sự việc liên quan đến đối tượng giao tiếp Ví dụ: Onsha (công ty của ngài), Onimotsu (hành lý của ngài), Okuruma (xe của ngài), Gokazoku (gia đình ngài), Okao (gương mặt của ngài), Goryoshin (song thân của ngài) 4 Đề cao những trạng thái, tính chất của đối tượng giao tiếp Ví dụ: Oyasashi (hiền, dịu dàng), Okuwashi (chi tiết), Gorippa (lộng lẫy), Okirei (đẹp) Tránh sử dụng quá mức tôn kính như: - Gorippa na okuruma ni onori ni nattemasu ne. (Anh đi chiếc xe đẹp) - Owakakute, oyasashikute, gosomei na ojosama. (Cô gái trẻ trung, dịu dàng và thông minh) 12

1.1.2.3 Hình thức thể hiện: 1 Thêm vào tiếp đầu ngữ tôn kính: Ví dụ: Onamae Goiken Omiashi Kisha Onsha (tên) (ý kiến) (chân) (công ty) (công ty) Kosetsu Sonfu Homei Sonmei Gorenraku (cao kiến) (ông) (tên) (tên) (liên lạc) 2 Thêm vào tiếp vị ngữ tôn kính: Ví dụ: Yamada san Yamada sama Tanaka shi (Ông Yamada) (Ngài Yamada) (Ông Tanaka) 3 Sử dụng danh từ tôn kính: Ví dụ: Yamada sensei Yamada kacho Tanaka shacho (thầy Yamada) (trưởng phòng Yamada) (Giám đốc Tanaka) 4 Hình thức thêm O / Go vào danh từ và hình thức liên dụng của động từ: O / Go ~ ni naru Ví dụ: - Shikiten niwa kotaishidenka ga goshusseki ni narimashita. (Điện Hoàng Thái Tử đã có mặt tại buổi lễ) - Shuri ga owarimashita node, moitsu kara demo goshiyo ni naremasu. (Vì tôi đã sửa xong nên anh có thể sử dụng bất cứ lúc nào) O / Go ~ nasaru Ví dụ: - Kacho ga myonichi juuji ni kochira wo gohomon nasaru so desu. (Nghe nói vào lúc 10 giờ ngày mai ông hội trưởng sẽ viếng thăm chỗ này) - Kono hon wo oyomi nasaru no deshitara, okashiitashimasu. (Nếu bạn đọc cuốn sách này, tôi sẽ cho bạn mượn) O / Go ~ desu Ví dụ: - Okyaku sama ga kochira de omachi desu. (Quý khách vui lòng chờ ở chỗ này) - Gakucho wa honjitsu no kaigi ni wa gokesseki desu (Ông hiệu trưởng sẽ vắng mặt trong buổi hội nghị ngày hôm nay) 13

O / Go ~ kudasaru / kudasai Ví dụ: - Mina sama de gokento kudasaru yo onegai itashimasu. (Tôi xin nhờ mọi người xem xét giùm cho) - Mina sama, honjitsu wa yokoso okoshi kudasaimashita. (Thành thật hoan nghênh mọi người đã đến hôm nay) - Oto sama ga okaeri ni nattara, yoroshiku otsutae kudasai. (Nếu bố anh về, xin cho tôi gởi lời hỏi thăm) 5 Hình thức kính ngữ của Reru và Rareru (động từ thể ukemi - bị động dùng làm kính ngữ) Ví dụ: - Takahashi sensei wa rokusai no koro aikido wo narai hajime narete, sono ato zutto tsuzukete korareta so desu. (Nghe nói thầy Takahashi bắt đầu học võ Aikido vào lúc 6 tuổi và sau đó thầy tiếp tục suốt cho đến nay) - Gokazoku no mina sama wa itsu goro kochira ni kaeraremasu ka. (Gia đình của anh trở về đây vào khoảng khi nào) 6 Sử dụng động từ kính ngữ: Suru nasaru (làm) - Shacho wa kyujitsu niwa taitei gorufu wo nasaimasu. (Ông giám đốc thường chơi golf vào ngày nghỉ) - Wasuremono wo nasaimasen yo oki wo tsukete kudasai. (Xin hãy chú ý đừng để quên đồ) Iku Irassharu / Oide ni naru (đi) - Kaicho wa raigetsu chujun ni Newyork e oide ni naru yotei desu. (Ông hội trưởng dự định đi Newyork vào trung tuần tháng tới) - Sensei wa kono tabi no kokusai kaigi ni oku sama mo tsurete irassharu so desu. (Nghe nói thầy giáo dẫn theo vợ đến hội nghị quốc tế lần này) Kuru Irassharu / oide ni naru / okoshi ni naru / mieru / omie ni naru (đến) 14

- Taniguchi sensei ga Tokyo e irasshatta no wa sannen mae desu. (Thầy Taniguchi đã đến Tokyo cách đây ba năm) - Okyaku sama ga omie ni narimashitara, kochira e okoshishite kudasai. (Nếu quý khách đến, xin hãy đi qua lối này) Iu Ossharu (nói) - Sensei no osshatta torini itasu tsumori desu. (Tôi định làm theo như thầy giáo nói) - Sensei wa kyo kenkyushitsu ni yorazu ni chokusetsu kaeru to osshaimashita. (Thầy giáo nói hôm nay ông ấy về thẳng, không ghé vào phòng nghiên cứu) Ngoài ra còn có một số cách biểu hiện của các động từ khác như: iru irassharu / oide ni naru (có / ở); taberu / nomu agaru / meshiagaru (ăn / uống) 1.1.3 Đặc trưng cơ bản của cách nói khiêm nhường trong tiếng Nhật 1.1.3.1 Ý nghĩa Cách nói khiêm nhường là cách nói nhằm thể hiện ý lịch sự của người nói một cách gián tiếp đối với người nghe hoặc nhân vật được nhắc đến trong đề tài nói bằng cách khiêm nhường (hạ thấp) những hành động của chính bản thân người nói hoặc những người cùng nhóm với người nói. [12;1988:14] Ví dụ: Tình huống: Kyaku no nimotsu wo, eki kara ie made dare ka ga korobu koto wo kyaku ni iu. (Nói với khách về việc ai sẽ đảm nhận vai trò mang hành lý của khách từ nhà ga về đến nhà) 1 Onimotsu wa watashi ga onimochishimasu. (Tôi sẽ mang hành lý) 2 Onimotsu wa ani ga omochishimasu. (Anh trai tôi sẽ mang hành lý) 3 Onimotsu wa uchi no Murata ga omochishimasu. (Murata trong nhóm tôi sẽ mang hành lý) a) Chủ ngữ trong các tình huống ở trên là Tôi, anh trai tôi, Murata. b) Người mang hành lý là Tôi, anh trai tôi, Murata. 15

c) Nhân vật Tôi trong 1 chính là bản thân người nói. Như vậy, những nhân vật như anh trai tôi hoặc Murata sẽ là những nhân vật xuất hiện trong đề tài nói. d) Nhân vật anh trai tôi trong 2 là nhân vật thuộc nhóm của người nói. Còn nhân vật Murata trong ví dụ 3 có thể tưởng tượng nhân vật này là người sống cùng nhà, họ hàng, nhân viên hay người giúp đỡ e) Trong trường hợp 3 thì có thể hiểu rằng nhân vật Murata sẽ là người của phía người nói nhờ vào căn cứ là việc sử dụng hình thức uchi no (người trong nhóm). Ngoài ra, còn căn cứ vào cách sử dụng từ xưng hô không có hậu tố San (~ anh / chị ). f) Tiếp đầu ngữ O trong động từ Omochisuru của ba trường hợp trên sẽ là cách biểu hiện lịch sự đối với khách hàng và người mang hành lý là bản thân người nói 1và những nhân vật trong nhóm người nói 2, 3. 1.1.3.2 Trường hợp sử dụng 1 Khiêm nhường hành động của người nói Ví dụ: Haikensuru Omochisuru Mairu Zonjiru (Xem) (Chờ) (Đi / đến) (Biết) 2 Khiêm nhường bản thân người nói Ví dụ: Watakushidomo Temaedomo Shosei Sessha (Chúng tôi) (Chúng tôi) (Tôi) (Tôi) 3 Khiêm nhường những vật sở hữu và những sự việc liên quan đến người nói Ví dụ: Heisha / Shosha: công ty chúng tôi 1.1.3.3 Các loại 1 Cách nói khiêm nhường loại I: Là cách nói khiêm nhường biểu hiện ý kính trọng và lịch sự với người nghe thông qua việc hạ thấp bản thân mình khi người nói hay những người thuộc nhóm người nói là nhân vật xuất hiện trong đề tài nói. [12;1988:15] Đó là những động từ như: itasu (làm), mairu (đi), oru (ở, có mặt) 16

Ví dụ: Watakushi wa ashita shuccho de osaka he mairimasu. (Tôi sẽ đi công tác Osaka vào ngày mai) Chủ ngữ tôi được chuyển sang hình thức thể khiêm nhường là watakushi còn động từ đi được chuyển thành mairu (ở hình thức lịch sự sẽ là ikimasu, irasshaimasu) 2 Cách nói khiêm nhường loại II: Là cách nói đề cao phía đối tượng bằng cách hạ thấp phía người nói khi những hành động của phía người nói (bản thân người nói, những người thuộc nhóm người nói) có liên quan đến đối tượng cần biểu hiện thái độ kính trọng, lịch sự (người không thân thiết, người ngoài nhóm ) [12;1988:15] Theo đó, sẽ không thể sử dụng cách nói khiêm nhường trong trường hợp mà sự sở hữu hay những hành động của người nói không liên quan đến đối tượng cần biểu hiện thái độ lịch sự. Ví dụ: - Densha ga mairimasu. (Xe điện tới) Trong ví dụ này, cho dù động từ tới (kuru) được chia thành hình thức của cách nói khiêm nhường là mairu nhưng cũng không được coi là cách nói khiêm nhường vì đối tượng được đề cập đến ở đây là xe điện không liên quan đến người nói. Cách sử dụng đúng là densha ga kimasu. - Watashi wa sensei no otaku he mairimasu. (Tôi tới nhà thầy giáo) Ở đây động từ tới (kuru) được chia thành hình thức động từ của thể khiêm nhường là mairu. Trong ví dụ này đây là cách sử dụng đúng vì hành động của người nói hướng đến đối tượng muốn biểu hiện ý lịch sự, kính trọng là thầy giáo. 1.1.3.4 Hình thức thể hiện 1 Thêm vào tiếp đầu ngữ khiêm nhường: Ví dụ: Setsubun (văn của tôi), Gusoku (con trai của tôi), Heisha (công ty của tôi), Socha (trà của mình mời người khác uống), Shosha (công ty của tôi) 2 Thêm vào tiếp vị ngữ khiêm nhường: Ví dụ: Watakushidomo / temaedomo (chúng tôi) 17

Domo là từ khiêm nhường của tachi, diễn tả số nhiều. 3 Sử dụng danh từ khiêm nhường: Ví dụ: Watashi Watakushi Temae: Tôi 4 Hình thức thêm O / Go vào danh từ, hình thức liên dụng của động từ: O / Go ~ suru / itasu Ví dụ: - Omoso desu ne. Omochi shimashou ka. (Trông có vẻ nặng nhỉ. Tôi xách giùm có được không) - Koko ni atena wo kaite kuremasen ka. (Xin hãy ghi địa chỉ vào chỗ này) Hai, okaki shimasu. (Vâng, tôi sẽ ghi) O / Go ~ moshiageru Ví dụ: - Oyorokobi moshiagemasu. (Xin chúc mừng) - Hisaisha no kata niwa kokoro kara omimai moshiageru to tomo ni. Ichi nichi mo hayaku seijou na seikaku ni modoremasu yo gokinen moshiagemasu. (Cùng với việc đi thăm những người bị tai nạn hỏa hoạn, tôi cầu nguyện cho học sớm trở lại với cuộc sống bình thường) O / Go ~ itadaku Ví dụ: - Chotto omochi itadakereba, sugu onaoshiitashimasu. (Nếu được anh chờ cho một chút, tôi sẽ sửa liền) - Shizen kankyo wo hogo suru tame no undo ni gosando itadakereba saiwai ni zonjimasu. (Chúng tôi rất là sung sướng nếu được anh tán thành cho cuộc vận động bảo vệ môi trường thiên nhiên) O / Go ~ negau Ví dụ: - Machigai wa nai to omoimasu ga, nen no tame oshirabe negaimasu. (Tôi nghĩ là không có gì sai, nhưng để cho chắc xin ông hãy kiểm tra) 18

- Myocho gozen shichi ji kara gozen juuji made, denki kouji no tame teiden shimasu kara gochuui negaimasu. (Từ 7 giờ đến 10 giờ sáng ngày mai sẽ cúp điện vì công trình sửa điện, xin mọi người hãy chú ý) 5 Những biểu hiện khiêm nhường khác: O / Go ~ ni azukaru Ví dụ: - Honjitsu wa sensei no otaku e omaneki ni azukarimashita. (Hôm nay tôi được mời đến nhà thầy giáo) - Honjitsu wa goshotai ni azukari, arigato gozaimasu. (Tôi rất cám ơn khi được ông mời ăn hôm nay) O / Go ~ wo sashiageru Ví dụ: - Nochi hodo odenwa wo sashiageyo to omotte orimasu. (Tôi định gọi điện thoại cho ông sau) - Otegami wo itadaki nagara, nagai koto ohenji mo sashiagezu, taihen shitsurei itashimashita. (Nhận được thư của ông, trong một thời gian dài tôi không hồi âm, tôi thật là thất lễ) O / Go ~ wo aogu Ví dụ: - Jiken no shori nitsuite goshiji wo aogitai to zonjimasu. (Mong ngài hãy chỉ cho tôi cách xử lý sự việc) - Kono mondai ni kanshi, iroiro to gokyoji wo aogitaku, yoroshiku onegai moshiagemasu. (Liên quan đến vấn đề này, xin ngài chiếu cố và chỉ giáo thật nhiều cho tôi) Iru Oru: ở Ví dụ: - Ashita wa gozaitaku deshou ka. (Ngày mai anh có ở nhà không) Gozenchu wa orimasu ga, gogo wa orimasen. (Suốt buổi sáng thì tôi ở nhà nhưng buổi chiều thì không) 19

Suru Itasu: làm Ví dụ: - Kono yona renshu wa mainichi nasarun desu ka. (Ngày nào anh cũng luyện tập như thế này phải không) Hai, ame sae furanakereba mainichi itashimasu. (Vâng, chỉ cần trời không mưa thì tôi làm mỗi ngày) Ngoài ra, còn có các hình thức biểu hiện khác như: Omou Zonjiru (nghĩ rằng, cho rằng), Taberu / Nomu Itadaku (ăn / uống), Iku / Kuru Mairu (đi / đến), Iu Moshiageru (nói với người trên) / Mosu (nói). 1.1.4 Cách nói thêm O / Go vào danh từ và tính từ: 1.1.4.1 Cách sử dụng O / Go: 1 Sử dụng O / Go khi nói đến trạng thái, đồ vật, hành động của người nghe, người lớn tuổi và người được tôn kính (cách nói tôn kính) Ví dụ: - Goryoshin mo gokyodai mo ogenki da tonokoto, nanyori to zonjimasu. (Nghe nói rằng song thân và huynh đệ của ông đều khỏe mạnh, thật không còn gì bằng) Từ nguyên gốc trong ví dụ trên là: Ryoshin (song thân - cha mẹ); kyodai (anh chị em); genki (khỏe mạnh): đây là những từ chỉ người than và những sự việc liên quan đến người nghe nên sử dụng cách nói tôn kính bằng cách thêm O / Go vào phía trước. - Oisogashi chu wo wazawaza oide itadakimashite, arigato gozaimasu. (Trong lúc bận rộn mà được ông đến cho, tôi thành thật cám ơn) Từ nguyên gốc của ví dụ trên là tính từ Isogashi (bận rộn). Khi muốn thể hiện ý kính trọng và biết ơn với người nghe thì sẽ thêm tiếp đầu ngữ O vào phía trước tính từ này. Vì đây là tính từ chỉ trạng thái của người nghe nên được thể hiện bằng cách nói tôn kính. 2 O / Go được sử dụng khi những đồ vật, hành động của người nói có liên quan đến người nghe, người lớn tuổi hơn và người đáng tôn kính (cách nói khiêm 20

nhường). Ví dụ: - Sensei no atatakai goshido no okage de, kodomo mo buji waseda daigaku ni nyugaku dekimashite, orei no moshiage yo mo gozaimasen. (Nhờ sự chỉ bảo tận tình của thầy mà con tôi đã có thể vào trường đại học Waseda, tôi thành thật cám ơn thầy) Orei là cách nói thể hiện sự kính trọng người nghe của từ gốc Rei (cảm ơn, cảm tạ). Vì đây là tấm lòng cảm ơn của người nói muốn thể hiện với người nghe một cách trực tiếp nên được sử dụng với tiếp đầu ngữ O. - Jitsu wa onegai ga aru no desu ga, honjitsu sensei no kenkyushitsu no ho e ojamashitemo yoroshi deshou ka. (Thật sự em muốn thỉnh cầu thầy, hôm nay em đến làm phiền thầy ở phòng nghiên cứu có được không ạ?) Hành động Onegai (nhờ vả) và Ojamashimasu (làm phiền) là hai hành động của người nói muốn người nghe cho phép và chấp nhận. Do đó, đây được coi là những hành động có liên quan trực tiếp đến người nghe nên được sử dụng ở hình thức tôn kính. 1.1.4.2 Quy tắc thêm O / Go vào các từ: 1 Thêm O vào Hòa ngữ (những từ có gốc Nhật) Ví dụ: Otokoro Okangae Omaneki Oshirase (nơi, chỗ) (sự suy nghĩ) (sự mời) (thông tin) Otsutome Onozomi Otsuki Oyurushi (công tác) (nguyện vọng) (sự đến) (sự tha thứ) Lưu ý: có một vài trường hợp tuy là Hòa ngữ nhưng không được thêm vào chữ O như Gohiiki (sự ưu ái), Goyukkuri (thong thả, từ từ), Gomottomo (hợp lý, chính đáng) 2 Thêm Go vào Hán ngữ (những từ đọc bằng âm Hán tự): Ví dụ: Gojusho (địa chỉ), gohairyo (quan tâm), goiken (ý kiến), goshotai (sự mời), goshitsumon (câu hỏi), gokibo (nguyện vọng), gokyoryoku (hợp tác) 21

3 Thêm O vào những từ Hán có ý nghĩa Hán ngữ thấp: Ocha (trà), otaku (nhà), obon (lễ vu lan), oniku (thịt) Những từ được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, cho dù là từ Hán cũng thêm O Ví dụ: Oryori (món ăn), obento (cơm hộp), oshokuji (thức ăn), odenwa (điện thoại), ojikan (thời gian), ofuro (nhà tắm), osewa (sự giúp đỡ, chăm sóc) Lưu ý: Hai từ sau được dùng cả O và Go Ohenji / Gohenji: hồi âm, trả lời Okazoku / Gokazoku: gia đình Theo nguyên tắc thì không được thêm O / Go vào từ ngoại lai (từ nước ngoài) nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ. Ví dụ: Osoosu (nước sốt), ozubon (cái quần), obiru (bia) 1.1.4.3 Những trường hợp không thêm O / Go Đối với những từ ngoại lai: Ví dụ: Oerebeta (thang máy), okurisumasu (lễ Noen), obata (bơ) Đối với những từ dài: Ví dụ: Ojagaimo (khoai tây), okomorigasa (cây dù), ohorenso (rau bina) Đối với những từ bắt đầu là O Ví dụ: Oomoshiroi (thú vị), Ooishi (ngon), oojisan (chú), oookii (to, lớn) Đối với những vật công cộng, hiện tượng tự nhiên. Ví dụ: Oame (mưa), oyuki (tuyết), o / go eki (nhà ga), o / go kaisha (công ty) Đối với những từ mỉa mai, khinh miệt và có phẩm chất xấu Ví dụ: Omanuke (ngu dốt), oguzu (rác, phế thải) 1.1.5 Cách nói lịch sự: 1.1.5.1 Khái quát: Cách nói lịch sự là cách nói diễn đạt ý tôn kính với người nghe thông qua cách nói sự vật, sự việc một cách lịch sự. Cách nói lịch sự còn được kết hợp với cách nói 22

tôn kính và cách nói khiêm nhường như itadakimasu - nhận, zonjimasu - biết. Vì lẽ đó mà cách nói lịch sự còn là cách nói tôn kính đối tượng giao tiếp. Ví dụ: Cách nói Anata mo irassharu (Bạn cũng đi chứ?) thường được nghe trong giới nữ. Từ tôn kính irassharu được sử dụng ở đây là đúng nhưng mà nếu nói như thế này với người lớn hơn thì sẽ thất lễ. Bởi vì động từ tôn kính irassharu vẫn để ở hình thức nguyên mẫu (futsukei) chưa được chia thành irasshaimasu (jishokei hình thức masu - thể tự điển). Thêm vào đó, cuối câu không có nghi vấn từ ka nên người nói phải lên giọng để diễn tả câu hỏi. Vì thế, cách nói này chỉ nên dùng với bạn bè, đồng nghiệp, những người ngang hàng với người nói. Nếu muốn nói với người lớn hơn nên chuyển sang cách nói lịch sự, tôn kính bằng cách chia động từ irassharu thành irasshimasu và thêm nghi vấn từ ka ở cuối câu như: Anata mo irasshaimasu ka (Anh cũng đi chứ) sẽ diễn tả ý tôn kính đồng thời thể hiện được tính lịch sự. Trường hợp câu: Yamada san mo gozonji desu ka (Anh Yamada cũng biết chứ) thì tính chất cũng giống như trường hợp trên. Bản thân từ Gozonji (biết) là từ tôn kính nếu sử dụng cách hỏi này với người cùng tuổi thì không có vấn đề nhưng đối với người lớn tuổi thì phải nói lịch sự hơn: Yamada san mo gozonji desho ka. Cách nói thay desu bằng desho sẽ gây ấn tượng cho đối tượng giao tiếp. Tóm lại, cách nói và từ ngữ lịch sự sẽ làm cho câu văn, lời nói trở nên nhẹ nhàng, tao nhã hơn cách nói thông thường. Khi kết hợp với cách nói tôn kính hoặc cách nói khiêm nhường sẽ làm cho lời nói trở nên vừa lịch sự vừa kính trọng, góp phần làm cho kính ngữ càng thêm phong phú. 1.1.5.2 Hình thức thể hiện: Thêm vào trợ động từ desu, masu Ví dụ: - Korekara dekakemasu. (Từ bây giờ tôi sẽ đi ra ngoài) - Yamdasan wa totemo shinsetsu desu. (Ông Yamada rất tử tế) 23

Dùng động từ degozaru thay vì dearu hay desu Ví dụ: - Watakushi ga Yamada degozaimasu. (Tôi là Yamada) Sử dụng hình thức từ lịch sự: Ví dụ: Tadaima (bây giờ), ainiku (xin lỗi), honjitsu (hôm nay), hai (vâng), osore irimasu (xin lỗi), shitsurei shimasu (xin thất lễ), makoto ni (rất, thật sự), hajimemashite (lần đầu tien được gặp ông bà) Những từ lịch sự này sẽ được dùng chung với cách nói tôn kính, khiêm nhường để làm tăng tính trang trọng, lịch sự cho câu nói. 1.1.6 Đối tượng sử dụng kính ngữ 1.1.6.1 Mối quan hệ trong ngoài: Nguồn gốc ý thức về mối quan hệ trong ngoài trong xã hội Nhật Bản có từ rất lâu. Nếu xét về phương diện địa lý thì có thể nói Nhật Bản là một đảo quốc nằm cách xa đất liền, xung quanh được bao bọc bởi biển. Chính vì thế trong suốt một thời gian dài, mọi hoạt động trong xã hội Nhật Bản đều không giao lưu với thế giới bên ngoài. Do đó, trong hoàn cảnh này đã hình thành nên tính cộng đồng mạnh mẽ một cách tự nhiên. Từ đó tạo nên ý thức về mối quan hệ bên trong bên ngoài. Từ những phân tích trên đây, có thể thấy rằng đối với người Nhật thì: Người trong bao gồm: người trong gia đình, người trong công ty và những người trong nhóm của người nói. Mối quan hệ bên trong được xác định bằng cách lấy người nói làm trung tâm. Do đó, những người có quan hệ gần nhất với người nói như con cái, anh chị em sẽ là những người thuộc nhóm uchi (bên trong). Người ngoài bao gồm: người không cùng huyết thống, người không quen thân, người lạ, người của công ty khác, người của nhóm khác. Khi nói chuyện với nhau và khi lấy những người này làm đề tài nói chuyện thì đối với người ngoài phải sử dụng cách nói tôn kính, còn đối với người trong, bao gồm cả người nói phải sử dụng cách nói khiêm nhường. 24

1.1.6.2 Mối quan hệ trên - dưới: Người lớn tuổi - người nhỏ tuổi Cấp trên- cấp dưới Người nhỏ tuổi, cấp dưới phải sử dụng cách nói tôn kính đối với người lớn tuổi, người có tuổi tác cao, cấp trên và những người có địa vị cao. Khi nói về bản thân và những hành động, sự việc liên quan đến người nói thì nhất thiết phải sử dụng cách nói khiêm nhường. 1.1.6.3 Mối quan hệ thân sơ: Những người trong gia đình, bạn bè thân thiết không cần phải sử dụng kính ngữ. Những người không quen thân, những người không quen biết nhiều, người lần đầu tiên gặp mặt phải sử dụng kính ngữ. 1.2 Đặc trưng cơ bản trong cách nói tôn kính và khiêm nhường trong tiếng Việt 1.2.1 Khái quát về tiếng Việt Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt (người Kinh) và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có một số từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán để viết, sau đó được cải biên thành chữ Nôm, tiếng Việt vẫn được coi là một trong số các ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á có số người nói nhiều nhất. Ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc Ngữ, cùng các dấu thanh để viết. Tiếng Việt là ngôn ngữ dùng trong sinh hoạt giao tiếp của dân thường từ khi lập quốc. Có sáu âm sắc chính là: không sắc, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng. Bắt đầu từ khi Trung Quốc có ảnh hưởng tới Việt Nam, tiếng Việt có rất nhiều âm mà không có 25

trong tiếng Trung Hoa chẳng hạn như chữ đ. Trong quá trình phát triển đã du nhập thêm những từ ngữ Hán cổ như đầu, gan, ghế, ông, bà, cậu..., từ đó hình thành nên hệ thống Hán - Việt trong tiếng Việt bằng cách đọc các chữ Hán theo ngữ âm hiện có của tiếng Việt (tương tự như người Nhật Bản áp dụng kanji đối với chữ Hán và katakana với các tiếng nước ngoài khác). Nói chung tỉ lệ vay mượn tiếng Hán trong tiếng Việt rất lớn (khoảng 50%) nhưng đại đa số những từ đó đều đã được Việt hóa cho phù hợp với nhận thức và thói quen của người Việt. Do vậy tiếng Việt vừa giữ được bản sắc riêng của mình trước ảnh hưởng của văn hóa Hán, vừa lợi dụng được những thành tựu ngôn ngữ trong tiếng Hán để tự cải tiến mình. 1.2.2 Đặc trưng cơ bản trong cách nói tôn kính trong tiếng Việt 1.2.2.1 Ý nghĩa Theo từ điển tiếng Việt thì tôn có nghĩa là tôn sùng, tôn trọng, kính có nghĩa là kính trọng. Do đó, cách nói tôn kính là cách nói vô cùng kính trọng đối tượng giao tiếp. [7;1999:1358] 1.2.2.2 Trường hợp sử dụng 1 Trong phạm vi gia đình Cách xưng hô trong họ: Cách xưng hô trong họ phụ thuộc vào sơ đồ gia phả. Khi xem sơ đồ gia phả toàn họ mới biết được: Mình thuộc đời thứ mấy, đời trên mình là những ai, mình thuộc chi nào, nhánh nào, bằng vai với mình trong họ là những ai? Có sơ đồ gia phải mới phân biệt được thế thứ trong họ, theo đó mỗi người tự xác định được quan hệ trong nội tộc mà xưng hô cho đúng, chú, bác, anh, em... Xưng hô trong nội tộc khác với xưng hô ngoài xã hội. Ngoài xã hội dựa theo tuổi tác và chức vụ địa vị, trong gia tộc dựa theo thế thứ, nhưng khi giao thiệp với từng cá nhân cụ thể lại phải kết hợp theo cách xưng hô ngoài xã hội theo quan hệ tuổi tác. Cách xưng hô với người trên: Từ lâu đời, người Việt có truyền thống lễ phép và lịch sự trong cách xưng hô. Con cháu có lễ phép và có giáo dục thường biết đi thưa 26

về trình. Khi nói chuyện với bố mẹ, ông bà, con cháu thường dùng cách thưa gửi và gọi dạ bảo vâng chứ không bao giờ nói trống không với người trên. Người Việt thường dùng tiếng thưa trước khi xưng hô với người ở vai trên, chẳng hạn như: Thưa mẹ con đi học. Thưa ông bà con đi học về. Thưa cô con về. Thưa ba, ba bảo con điều chi ạ? Trong cách xưng hô với người ở vai trên thì lưu ý là không bao giờ được gọi tên tục (tên cha mẹ đặt cho) của ông bà, cha mẹ, cô cậu, dì dượng, và chú bác. Chúng ta chỉ xưng hô bằng danh xưng ngôi thứ trong gia đình. Nếu ông có tên là Hùng, ba có tên là Chính, và chú có tên là Tài chẳng hạn, ta chỉ nói là: Cháu mời ông bà xơi cơm, con mời ba má dùng trà, cháu mời cô chú lại chơi. Đối với người trên, không được dùng tiếng cái gì để hỏi lại một cách trống không vì đó là từ vô lễ, không lịch sự. Do đó, khi nói chuyện với người lớn tuổi, người nói thường thay từ cái gì bằng từ điều chi cho lịch sự và lễ độ. Thay vì hỏi: Cái gì? hay Ba bảo con cái gì? thì hỏi: Ba bảo con điều chi ạ?. Từ cái gì chỉ sử dụng với người ngang hàng. Thí dụ: Anh hỏi tôi cái gì? hay Chị nói cái gì vậy? Khi trả lời bố mẹ hay ông bà, con cháu thường dùng chữ dạ, ạ, vâng ạ, vâng. Nếu người mẹ gọi con: Tư ơi? thì khi nghe thấy, người con phải thưa: Dạ. Nếu người mẹ nói tiếp: Về ăn cơm! người con phải nói: Vâng (người Bắc) hay Dạ (người Nam). Người ta còn dùng chữ ạ ở cuối câu để tỏ vẻ kính trọng và lễ phép. Thí dụ: Chào bác ạ!, Vâng ạ! Xưng hô vợ chồng: Tình vợ chồng người Việt rất đằm thắm, họ yêu nhau với tất cả chân tình, đối đãi với nhau rất lịch sự và kính trọng. Những cặp vợ chồng có giáo dục không bao giờ gọi nhau bằng mày và xưng tao. Họ tìm những lời lẽ dịu dàng đầy tình tứ yêu thương để gọi nhau. Chính vì thế mà tiếng xưng hô giữa vợ chồng người Việt nhiều hơn hẳn tiếng xưng hô của vợ chồng người Tây phương. Những cặp vợ chồng có giáo dục không bao giờ chửi thề và văng tục với nhau, nhất là trước mặt bạn bè. Tiếng xưng hô với vợ gồm có: em, cưng, mình, bu nó, má, má nó, má thằng cu, mẹ, mẹ nó, nhà, bà, bà xã, bà nó, ấy, mợ, mợ nó, đằng ấy Tiếng 27

xưng hô với chồng gồm có: anh, cưng, anh nó, ba, ba nó, bố, bố nó, bố mày, bố thằng cu, đằng ấy, ông xã, cậu, cậu nó, ông, ông nó, ấy, mình 2 Ngoài xã hội Lễ phép trong giao tiếp: Trong các mối quan hệ ngoài xã hội, giao tiếp lễ phép, lịch sự đúng mực đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và củng cố các mối quan hệ con người với nhau. Chẳng hạn, khi gặp người lớn tuổi trên đường thì cũng cần lễ phép chào hỏi bằng các câu như Cháu chào ông / bà ạ! hay Ông / bà đi đâu đấy ạ?. Trong mỗi câu chào có thêm từ ạ ở cuối câu làm tăng tính lễ phép, lịch sự của người nói đối với người nghe. Chính vì thế người nghe sẽ cảm thấy được kính trọng và đề cao trong cách giao tiếp của người nói. Giao tiếp lịch sự đúng mực không chỉ được thể hiện bằng cách thêm những từ mang sắc thái lịch sự như thưa, ạ, vâng mà còn phụ thuộc rất nhiều vào thái độ trong cách thể hiện cũng như những ứng xử của người nói trong suốt quá trình giao tiếp. Mức độ xưng hô lễ phép trong giao tiếp chỉ có thể đạt được khi người nói thể hiện thái độ chân thành, kính trọng đối với người nghe. Nếu người nói không có thái độ tôn trọng đối tượng giao tiếp thì cho dù có dùng những hình thức xưng hô lịch sự đến đâu chăng nữa cũng không đạt được cái gọi là lễ phép trong giao tiếp. Lịch sự trước đám đông: Khi đối tượng nghe được mở rộng không chỉ là một hoặc vài người mà là cả một tập thể thì yêu cầu về sự lễ phép, lịch sự trong giao tiếp càng được đòi hỏi nhiều hơn nữa. Chính vì lý do này mà người nói cần linh hoạt lựa chọn những hình thức xưng hô trong giao tiếp cho đúng chuẩn, phù hợp với tất cả đối tượng nghe mà không làm mất lòng hay có ý xúc phạm ai. Bởi vì truyền thống ngàn xưa của người Việt là luôn coi trọng cái Lễ - Tiên học lễ, hậu học văn Lễ chính là những hành vi văn minh lịch sự của người có văn hóa. Biết giữ lễ khiến cho cuộc sống tốt đẹp, trật tự, an toàn và hạnh phúc hơn. 1.2.3 Đặc trưng cơ bản trong cách nói khiêm nhường trong tiếng Việt 1.2.3.1 Ý nghĩa 28

Theo từ điển tiếng Việt thì: khiêm có nghĩa là khiêm tốn, nhường có nghĩa là nhún nhường. Do đó, cách nói khiêm nhường là cách nói mang ý nghĩa khiêm tốn, nhún nhường tức là trong quá trình giao tiếp, người nói luôn có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người. [7;1999:661] 1.2.3.2 Trường hợp sử dụng 1 Trong phạm vi gia đình Xưng hô khiêm nhường mang tính phổ biến trong gia đình, gia tộc người Việt hiện nay. Chẳng hạn, khi bố / mẹ xưng hô với con cái dùng các cặp từ xưng hô như: bố - con, mẹ - con là họ đã nhấn mạnh đến quan hệ quyền lực và thân thiện. Khi con cái đã trưởng thành, bố / mẹ thường chuyển sang xưng hô với con bằng các cặp từ xưng hô: tôi anh, tôi - chị là họ đã nhấn mạnh đến sự bình đẳng hơn (khiêm) nhưng cũng có khoảng cách trong quan hệ với con cái. Cách nói khiêm nhường trong tiếng Việt không chỉ được thể hiện phong phú bằng các hình thức từ xưng hô mà còn được thể hiện bằng các phương tiện ngữ pháp, các cấu trúc câu, sự sắp xếp trật tự từ Chẳng hạn, khi nói chuyện với người ngoài về vợ (chồng) hoặc những người trong gia đình của người nói thì nên cân nhắc lựa chọn những ngôn từ thích hợp để thể hiện sự khiêm tốn không khoa trương. Tiếng gọi vợ trong khi nói chuyện với người khác gồm có: nhà tôi, bà nhà tôi, má tụi nhỏ, má sắp nhỏ, má bày trẻ, bà xã, bà xã tôi, và vợ tôi Tiếng gọi chồng trong khi nói chuyện với người khác gồm: nhà tôi, ông nhà tôi, ba tụi nhỏ, ba sắp nhỏ, ba bày nhỏ, ông xã, ông xã tôi, chồng tôi, anh ấy Trong giao tiếp, nếu như đề tài nói có đề cập đến vợ (chồng) của người nói với hàm ý khen ngợi thì người nói cũng nên sử dụng những từ ngữ khiêm tốn nhằm không quá đề cao giá trị của nhân vật được nhắc đến. Chẳng hạn, khi được người nghe khen ngợi về vợ mình như Chà, chị nhà khéo tay quá. Nấu món gì cũng ngon thì khi đó người nói không nên trả lời lại là Vâng, nhà em giỏi lắm. Cô ấy khéo tay vô cùng. mà nên khiêm tốn trả lời là Dạ, anh (chị) quá khen. Nhà em còn cần phải cố gắng nhiều hơn nữa. Hoặc 29

khi nhận được lời khen về các con trong gia đình như Các con của anh chị giỏi quá. Các cháu vừa học giỏi lại biết giúp đỡ bố mẹ thì người nói cũng nên trả lời khiêm tốn là Cảm ơn anh chị quá khen. Các cháu còn phải học hỏi và cố gắng nhiều hơn nữa. 2 Ngoài xã hội Đạo lý của người Việt Nam đòi hỏi sự khiêm tốn tự hạ mình trong ứng xử và nói năng. Điều này có thể có những biểu hiện qua lời, cụ thể là những từ xưng hô, những từ tôn vinh, cấp độ lời nói, các nghi thức lời nói. Trong trường học, cặp xưng hô hợp chuẩn của giáo viên với học sinh, sinh viên ít tuổi hơn thường là: thầy em, cô em, thầy tên riêng, cô tên riêng, thầy các em, cô các em, nhưng trong lớp học hiện nay ở nhiều trường, giáo viên thường xưng hô một cách khiêm nhường với học sinh, sinh viên như: tôi các em, tôi các anh, tôi các chị, tôi các bạn, tôi tên riêng Xưng hô khiêm nhường là một nét đẹp trong văn hóa giao tiếp của người Việt. Tuy nhiên, trong giao tiếp xưng hô khiêm nhường quá mức sẽ đặt người đối thoại vào tình thế khó xử và trong nhiều trường hợp họ buộc phải phản đối cách xưng hô ấy. Đổi lại xưng hô không khiêm nhường dễ bị đánh giá là thiếu lễ độ, làm mất đi thiện cảm từ phía người đối thoại. Chẳng hạn, học trò tự xưng là tôi với thầy cô giáo là không khiêm nhường. Do đó, quá chú ý đến sự khiêm nhường hoặc không khiêm nhường trong xưng hô đều có ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả trong tương tác xã hội. Cho nên xưng hô khiêm nhường cũng cần phải có chừng mực mới đạt được hiệu quả mong muốn trong tương tác. Trong các mối quan hệ xã hội thì xưng hô khiêm nhường đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thông qua cách nói này mà người nghe có thể đánh giá người nói là người có tính cách như thế nào, có tạo sự tin tưởng trong quan hệ với họ hay không. Lối ứng xử khéo léo, khiêm nhường trong giao tiếp ngoài xã hội thể hiện văn hóa ứng xử của người nói. Chẳng hạn, khi phát biểu ý kiến về một vấn đề trong buổi hội thảo người phát biểu nên hạn chế những từ lộng ngôn, thể hiện cái tôi quá lớn mà 30

thay vào đó là sử dụng những ngôn từ khiêm nhường nhã nhặn như Tôi cho rằng, Cho phép tôi xin được phát biểu ý kiến về Mỗi ngôn ngữ đều có những đặc trưng riêng biệt vốn có của nó, có ngôn ngữ biến đổi động từ để thể hiện mức độ về thời gian (tiếng Nhật, tiếng Anh ), có ngôn ngữ lại thêm một số từ diễn tả ý quá khứ hay hiện tại (tiếng Việt ). Đó là những nét độc đáo và đặc sắc của mỗi loại hình ngôn ngữ. Ngoài ra, thông qua ngôn ngữ có thể thấy được những nét văn hóa của mỗi quốc gia dân tộc. Trong những đặc trưng của ngôn ngữ thì cách nói kính ngữ (tôn kính khiêm nhường) đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp của con người. Thông qua việc sử dụng các hình thức xưng hô có thể đánh giá chất lượng của quá trình giao tiếp. Chính vì vậy việc tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của từng cách nói này là điều cần thiết và vô cùng quan trọng. Sau khi đã tìm hiểu một vài đặc trưng cơ bản trong cách nói tôn kính khiêm nhường trong tiếng Nhật và tiếng Việt, người viết tiến hành so sánh để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng. Qua đó, phần nào có thể giúp người học tránh những ngộ nhận và hiểu lầm không đáng có khi học cách nói kính ngữ trong tiếng Nhật cũng như trong tiếng Việt. 31

CHƯƠNG II SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG CÁCH NÓI TÔN KÍNH KHIÊM NHƯỜNG GIỮA TIẾNG NHẬT VÀ TIẾNG VIỆT 32

Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc. Đó là nền văn hóa với yếu tố nổi bật là việc tôn trọng và đề cao chữ Lễ. Lễ ở đây có thể hiểu là lễ nghĩa, lễ độ, lễ phép được xét trong trường hợp giao tiếp của con người trong những trường hợp cụ thể. Vì yếu tố ảnh hưởng này mà trong từng cách nói hoặc hành động của người nói hướng đến đối tượng giao tiếp cũng đều thể hiện thái độ lịch sự chuẩn mực. Phương tiện giao tiếp để thể hiện thái độ của người nói đó là những hình thức xưng hô. Đó là việc người nói lựa chọn và sử dụng từ ngữ trong từng câu nói để thể hiện thái độ, tình cảm đối với người nghe và đối tượng giao tiếp. Đối tượng giao tiếp có thể là người nghe hoặc nhân vật được người nói nhắc đến trong đề tài nói. Do đó, tùy vào từng trường hợp giao tiếp mà người nói sử dụng những hình thức xưng hô khác nhau. Đó có thể là cách nói thân mật, ngắn gọn nếu là mối quan hệ bạn bè hoặc những người thân thiết. Và đó còn là cách nói lịch sự, kính trọng nếu đó là người lớn tuổi, cấp trên hoặc những người không quen biết Trong trường hợp giao tiếp mà đối tượng là những người cần được tôn kính và bản thân người nói cũng muốn khiêm tốn hành động và những sự việc liên quan đến bản thân thì sử dụng hình thức xưng khiêm hô tôn (bản thân mình thì khiêm nhường, liên quan đến người khác thì tôn kính). Cách nói tôn kính khiêm nhường trong tiếng Nhật và tiếng Việt thể hiện nét văn hóa giao tiếp truyền thống coi trọng mối quan hệ con người của hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản. Những hình thức thể hiện này tùy vào mỗi loại hình ngôn ngữ tồn tại những điểm tương đồng và một số điểm khác biệt. Việc nhận ra những điều này sẽ là một trong những yếu tố quan trọng đối với người Việt khi học tiếng Nhật. Qua đó, người học có thể dựa vào những điểm tương đồng để có cách sử dụng kính ngữ thích hợp, tìm và so sánh những điểm khác biệt để tránh những cách sử dụng kính ngữ nhầm lẫn. 33