ĐẠI CHIẾN ĐÔNG NAM Á 1971 Trong Đặc San Canh Dần của ERCT, sempai Lê Văn Phụng có viết bài "Tuổi Học Trò". Trong bài nầy anh kể lại chuyện đánh nhau v

Similar documents
Microsoft Word - DAI THUA 100 PHAP _hoan chinh_.doc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ĐÀO DUY TÙNG TỪ NGỮ HÁN VIỆT TRONG CA DAO NAM BỘ Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC Mã số: LUẬ

bộ khẩu tức là cái miệng. Cái miệng con người phát ngôn ra lời nói nhanh như mũi tên và mũi tên ấy sẽ mang đến cho chúng ta cả điều lợi lẫn điều hại;

Mục lục Lời mở đầu 1 1 Ba loại tai nạn lao động thường xảy ra trong khi hàn 2 2 Những công việc nhiều tai nạn gây tử vong 2 3 Tai họa và các nghi vấn

Microsoft Word - NhanGianDuKi-ISO-A5.doc

語彙リスト_ベトナム語(10Q).indd

平成25年度全国学力・学習状況調査:保護者に対する調査(小学校調査票)ベトナム語版

[PDF] SỔ TAY HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ

2

日本留学試験の手引き_ベトナム語版

PTB TV 2018 ver 8

Contents

労災保険外国人向けパンフ第二編_ベトナム語

KINH TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG HẬU TẦN TAM TẠNG PHÁP SƯ CƯU-MA-LA-THẬP PHỤNG CHIẾU DỊCH ĐOÀN TRUNG CÒN - NGUYỄN MINH TIẾN Việt dịch và chú giải NGUYỄN MINH H

HỘI NGỘ ĐÀ NẴNG 2016 CÁM ƠN Ý TƯỞNG VÀ BÀI VỞ CỦA ANH CHỊ CỰU SINH VIÊN ĐHSP HUẾ 2 KHÓA LƯƠNG VĂN CAN VÀ HUỲNH THÚC KHÁNG. CÁM ƠN TRANG BLOG ANH TRẦN

W06_viet01

労災保険外国人むけパンフ第一編_ベトナム語i

1.Khóa tuyển sinh Số học viên Khóa tuyển sinh Thời gian nhập học Số học viên Khoa tiếng nhật Khóa học 1 năm Khoá học 2 năm Tháng 4 40 người (20 người

THÔNG SỐ KỸ THUẬT BẢN VẼ LẮP ĐẶT Sản phẩm Tối thiểu Áp lực sử dụng (động) Tối đa (tĩnh) Nhiệt độ sử dụng Chất lượng nước sử dụng Vùng thường Nhiệt độ

CUỘC CÁCH MẠNG MỘT-CỌNG-RƠM MASANOBU FUKUOKA (Bản sách điện tử lần thứ nhất) Biên dịch: XanhShop Lời giới thiệu và hiệu đính: Hoàng Hải Vân Lời giới t

Mùa Khô

Tài chính Quan hệ Cộng đồng Quản trị căn bản Pháp lý Các loại rủi ro Dự án Tình hình Tài chính Mục tiêu công ty Giá cả Môi trường - Tử vong - Thương t

意識_ベトナム.indd

La-hán Ba Tiêu Tên của Ngài là Phạt-na-bà-tư 伐那婆斯 (Vanavāsin). Theo truyền thuyết khi mẹ Ngài vào rừng viếng cảnh, mưa to dữ dội và bà hạ sanh Ngài tr

phihungn_ThaiBinhDiaNhanSuLuoc

Student Guide to Japan (Vietnamese Version)

Lịch của toàn khi vực Ngày nghỉ lễ rác vẫn Xin vui lòng chấp hành Xin vui lòng vứt rác tại địa điểm và ngày đã được qui định trước 8:30 buổi sáng! Vứt

Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai.info. Mọi góp ý, đề nghị thay đổi, sửa chữa những sơ sót, có thể có, xin vui lòng gởi e

Khái quát cấu trúc Hệ thống Kiểm soát Tổng tải lượng Ô nhiễm (TPLCS) Chương 1 Tính cần thiết của TPLCS 1.1 Tổng quan về TPLCS Ô nhiễm nước xảy ra khi

Heike monogatari là một truyện kể xuất hiện vào khoảng thế kỷ XIII, kể lại cuộc xung đột giữa hai dòng họ có thế lực là họ Taira và họ Minamoto. Xét v

Quả bưởi có nhiều múi, mỗi trái được trung bình khoảng 12 múi. Phân tích 100 gam dịch quả bưởi chín, thu được 89 gam nước, 9 gam glucid, 0,6 gam proti

ĐVT: tấn STT Khối lượng Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2008 CTR CTR Công nghiệp 1.991, , , , ,747

có 5 hay 7 âm tiết xen kẽ nhau, có thể chia làm hai phần: Thượng cú (kami no ku) Câu 1: 5 âm, Câu 2: 7 âm, Câu 3: 5 âm (5-7-5) Hạ cú (shimo no ku) Câu

Bia 1_VHPG_268_17.indd


Họ và tên Phiếu Chẩn Ðoán Nội Khoa Hãy đánh dấu vào nơi có triệu chứng bị bệnh Nam Năm tháng ngày Nữ Ngày sinh Ðịa chỉ Năm tháng ngày Ðiện thoại Có bả

プリント

untitled

Mục lục Khi nào thì bắt đầu cho bé ăn dặm?... 1 Cức giai đoạn ăn dặm... 1 Đ thô ộà đ mềm c a th c ăn... 2 Th i gian cho bé ăn dặm trong ngày... 4 Bắt

<4D F736F F D208EC08F4B90B6834B E CEA816A2D8D5A90B38DCF2E646F63>

Làm thế nào người Nhậtđã thành công trong các ngành công nghiệp? 1. Định hướng khách hàng 2. Quan niệm về năng suất 3. Thực hành nhữngđiều cơ bản nhất

untitled

H˜C VI°N MÁY TÍNH KYOTO

2 Những sách nghiên cứu... Xem thêm : Để làm tài liệu cho quý vị nào quan tâm muốn tìm hiểu thêm, chúng tôi có soạn một tập riêng gồm danh sách những

A Điều khoản quan trọng 1. Những điều lưu ý khi ký kết hợp đồng Về phương pháp xác nhận nội dung hợp đồng Khách hàng có thể chọn phương pháp xác nhận

00

施策の概要 就学ガイドブック [ヴェトナム語]

外国人生徒のための公民(ベトナム語版)

Microsoft Word - Thuc don an dam cho be 5-15 thang.doc

untitled

CHƯƠNG TRÌNH Lời chào từ Ban tổ chức Hướng dẫn Học thi Trung Học Phổ Thông Nghỉ giải lao Trả lời câu hỏi Kinh nghiệm học thi từ Sinh viên đã tốt nghiệ

Mục lục 1. Trình tự cho đến khi có thể thực hiện thiết kế CAD 1 2. Thao tác cơ bản 5 3. Thiết kế bệ đỡ Cách xuất ra định dạng stl và cách sử dụn

(Microsoft Word - Chuong tr\354nh H\340nh Huong Nh?t B?n docx)

NGUYỆT SAN CỎ THƠM ONLINE SỐ 12 THÁNG 11, 2018 MỤC LỤC BIÊN KHẢO: TR12- KIM THÚY, NHÀ VĂN NỮ GỐC VIỆT NỔI TIẾNG Ở CANADA - PHẠM VĂN TUẤN TR34 TƯỞNG NH

Bento Thiện pp. John K. Whitmore, Chung-hsing and Cheng-t ung in Text of and on Sixteenth-Century Viet Nam. In Keith Taylor and John K. Whitmore, eds.

untitled

-HT Hộ Tông -HT Hộ Nhẫn Cùng các Bậc Trưởng Lão PGNT

Văn hóa-lịch sử Huế qua góc nhìn làng xã phụ cận LỊCH SỬ DI CƯ VÀ NGHI LỄ THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA CÁC DÒNG HỌ GỐC HOA Ở HƯƠNG VINH (The history of

MergedFile

労働条件パンフ-ベトナム語.indd

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Bùi Thanh Phương VẤN ĐỀ CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG CÁC SÁNG TÁC THỜI KÌ ĐẦU CỦA NATSUME SOS

< F312D30335F834F E696E6464>

Title フエ地域におけるキン族の城隍神とタインフック村の事例 Author(s) チャン, ディン ハン, 福田, 康男 周縁の文化交渉学シリーズ7 フエ地域の歴史と文化 Citation 周辺集落と外からの視点 : Issue Date URL http:

Ha y luyê n tâ p thông ba o đê n 119. Khi g. p hoa hoa n Trung tâm PCCC: Đây la 119, pho ng cha y va chư a cha y. Hoa hoa n hay Câ p cư u? Ba n : Hoa

Lê hô i giao lưu quô c tê Himeji lâ n thư 21 Nga y giơ : 30/10/2016 (Chu nhâ t) 10:00~15:00 (Trơ i mưa vâ n tiê n ha nh) Đi a điê m: Công viên Ohtemae

資料 3 合格の場合 ( 候補者向け ) 国家試験に合格した EPA 看護師 介護福祉士候補者が EPA 看護師 介護福祉士として就労する際の手続きについて 平成 28 年 2 月 26 日 公益社団法人国際厚生事業団 受入支援部 1. はじめに 経済連携協定 (EPA) に基づき入国をした EPA

Nguyen Dinh Phuc 代表取締役社長 Nguyen Nhat Anh Thu 副社長 The Interview 現地経営 by タカコベトナム 何度も調整して やっと Thu さんと面談が実現しました 同じ戦後世代ですが 相変わらずエネルギッシュで圧倒されます 同じ留学仲間なので 留学

Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai.info. Mọi góp ý, đề nghị bổ túc, sửa đổi những sơ sót, có thể có, xin vui lòng gởi điện

年 2 月 22 日 国家試験に合格した EPA 看護師 介護福祉士候補者が EPA 看護師 介護福祉士として就労する際の手続きについて 公益社団法人国際厚生事業団 受入支援部 1. はじめに 経済連携協定 (EPA) に基づき入国をした EPA 候補者が 看護師国家試験または介護福祉

6 Xem thêm câu áp chót ở phần cuối mục II: Kinh tế không phát đạt và ý thức không khích lệ là hai nguyên nhân đệ nhất của thất bại trong cách mạng của

Bạn Lê Hữu Sở (Agriteck Japan) "Bước tới nước Nhật trong cái lạnh tê tái của mùa đông,mọi thứ như đóng băng lại,bàn tay buốt giá của tôi run cầm cập.m

文理侯陳公補考 蓮田隆志 問題の所在 (2) (1) (1) 1 文理侯陳公碑 Viện Nghiên cứu Hán Nôm thuộc về Viện Hàn lâm Khoa hoc Xã hội Việt Nam (2) 29

ベトナム人向けの講義 セミナー 研修映像制作サービスの提供開始について 映像の力でベトナム人従業員 実習生 留学生の学びをサポート 株式会社メディアオーパスプラス OCG Technology Joint Stock Company 株式会社メディアオーパスプラス (

Microsoft PowerPoint vn Matsuki-Technical standards [互換モード]

Microsoft Word - 4. Do Hoang Ngan OK _2_.doc

Như chúng ta sẽ thấy, nhiều phương diện của ngữ pháp tiếng Việt là dễ chứ không khó. Trên thực tế, nói một cách chính xác hơn, tiếng Việt đa phần là m

現代社会文化研究

Abe Industrial Vietnam Nguyen Dinh Phuc 代表取締役社長 高橋馨 社長 The Interview Abe Industrial Vietnam を成長させた秘訣 Bí quyết xây dựng và phát triển Abe Industrial Vi

Tường chống lũ cấy ghép cọc Nguyên tắc ép cọc tĩnh (The Press-in Principle) Tường bảo vệ cấy ghép cọc Các thành tự trước đây / hiện nay Phòng chống lũ

*3-0 これから 学校の生活についてお話をします Và sau đây, tôi xin nói về sinh hoạt trong trường. 18

Chương 1 Công tác an toàn cần cho việc gì? だいあんぜんさ第 1 安全作業 ぎょうは何 なんひつようのために必要か? Sự cần thiết của công tác an toàn 1) Nếu bạn bị thương hay khuyết tật

không khí ít bị ô nhiễm vì không có xe gắn máy, nhưng trên tàu người ta dùng cái bịt miệng khẩu trang tránh bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp vì đông

*4-1 これから 通訳 PTA 活動 子どもの安全と健康を守るためのいろいろな制度のことをお話します Chúng tôi xin nói chuyện về việc thông dịch, hoạt động của hội PTA (hội phụ huynh và giáo viên), c

1 ページ

Tuổi khác nhau, trình độ cũng khác nhau, cách dạy và học cũng khác nhau, nhưng đều giống nhau ở lộ trình học. Đầu tiên, các em tập viết, tập phát âm t

2 日本語らしい発音 にするには シャドーイング 日本語の発音がもっと上手くなりたい! そのもう一つの方法として シャドーイング があります - シャドーイングとは?- ネイティブの人が読んだ日本語を聞きながら それと同じ文章をそっくりそのまま音読することです - シャドーイングをする時のポイントは

Microsoft Word - speech.docx


Japanese 日本語 脱退一時金は原則として以下の 4 つの条件にすべてあてはまる方が国民年金 厚生年金保険又は共済組合の被保険者資格を喪失し 日本を出国後 2 年以内に請求されたときに支給されます 1 日本国籍を有していない方 2 国民年金の第 1 号被保険者としての保険料納付済期間の月数と保

[Bản phát hành năm 2018] Cách phân loại và cách vứt rác gia đình Ngày 01 tháng 04 năm 2018 ~ ngày 31 tháng 03 năm 2019 Rác phải vứt ở bãi tập trung rá

[Bản phát hành năm 2018] Cách phân loại và cách vứt rác gia đình Ngày 01 tháng 04 năm 2018 ~ ngày 31 tháng 03 năm 2019 Rác phải vứt ở bãi tập trung rá

京都教育大学 外国人の子どもの教育を考える会

けんこうわたしの健康カード The i tê cu a tôi - ベトナム語 やさしい日本語 - -Tiê ng Viê t Nam Tiê ng Nhâ t dê - しゃかいふく 社会福 し祉 ほうじん法人さぽうと 2 1 Support21 Social Welfare Foundation

ベトナム領メコン・デルタ開発の現状とその影響

第34課

( ベトナム語版 ) (Dành cho tu nghiệp kỹ năng thực tập sinh nước ngoài) ( 外国人技能実習生のための ) Bảng tự khai báo cho cơ quan y tế 医療機関への自己申告表 Đây là các mục cần thi

Title Author(s) 日本語とベトナム語における使役表現の対照研究 : 他動詞 テモラウ ヨウニイウとの連続性 Nguyen Thi, Ai Tien Citation Issue Date Text Version ETD URL

技能実習生手帳 ( ベトナム語版 ) SÁCH HƯỚNG DẪN THỰC TẬP SINH KỸ NĂNG (Bản tiếng Việt) 氏名 / Họ tên 所有者 ( 技能実習生氏名 )/ Chủ sở hữu sách (họ tên thực tập sinh kỹ năng) 名

ENTRANCE APPLICATION ( ベトナム版 ) ANABUKI MEDICAL & WELFARE COLLEGE JAPANESE COURSE FUKUYAMA

AIT日本語学校 オリエンテーションベトナム語訳

Transcription:

ĐỜI SỐNG CƯ XÁ KOKUSAI 1971-1975 Ghi lại bởi Đặng Hữu Thạnh Exryu '71 Waseda Xin gửi đến Ban Chấp Hành Hội Sinh Viên Việt Nam và Ban Thương Lượng. Sự hi sinh không màn nguy hiểm và sự hướng dẫn của quý anh đã giúp chúng ta tranh khỏi đổ máu Mấy sempai đội trưởng đội đánh nhau. Nhờ kế hoạch quân sự của quý anh, chúng ta đã được thương lượng qua sức mạnh và danh dự Quý bạn trong ngoài cư xá Kokusai đã cùng đến chia xẻ nguy cơ với chúng tôi. Xin đốt một ngọn nhang cho Sempai Lê Văn Hảo Anh đã ra đi 17 năm rồi nhưng sự lo lắng, hi sinh của anh cho đàn em vẫn sống mãi trong tập thể Exryu hôm nay. MỤC LỤC Đại Chiến Đông Nam Á 1971 Thân Hữu Hoà Bình 1972-1975 Tôi Hãnh Diện Là Exryu-VN Tham khảo: Tuổi Học Trò bởi Sempai Lê Văn Phụng, Đặc san Tết Canh Dần, ERCT

ĐẠI CHIẾN ĐÔNG NAM Á 1971 Trong Đặc San Canh Dần của ERCT, sempai Lê Văn Phụng có viết bài "Tuổi Học Trò". Trong bài nầy anh kể lại chuyện đánh nhau với sinh viên Nam Dương. Tết nhất mà sempai kể chuyện đánh nhau làm tôi sợ không dám đọc. Cho đến hôm nay mới cố gắng can đảm đem ra (download) đọc bài của anh Phụng. Đọc lại hôm nay, gần 40 năm sau, mà còn sợ lạnh xương sống! Rỏ ràng tôi là người rất anh hùng. Nghe chuyện đánh nhau là tôi chạy trốn mất tiêu. Tôi trốn kỷ quá cho tới ngày hôm nay tôi vẫn không nhớ là tôi đã chạy trốn ở nơi nào. Nhưng tôi còn nhớ được một chút ít về chuyện đánh nhau và về việc hợp lực sau đó giữa các sinh viên ngoại quốc để tránh những xung đột như thế nầy trong tương lai. Tôi xin được phép chia xẻ với quý bạn như là một phần bổ sung (extension) của bài Tuổi Học Trò của sempai Phụng. Trong năm Nhật Ngữ niên khoá 1971-1972 của tôi, có 3 cuộc xung đột. Hai cuộc được giảng hoà trước khi bùng ra thêm và một cuộc trở thành trận đập nhau bạo lực khiến có người bị thương. Cuộc xung đột đầu tiên trong niên học Nhật Ngữ của tôi xảy ra vào tháng 4 năm 1971 trong một buổi tối khi tôi mới sang Tokyo được hai tháng. Tối hôm đó, 6-8 anh em học thêm Nhật Ngữ với sempai (quá cố) Trần Đình Tưởng trong shyokudo ( 食堂 ) của cư xá Kokusai. Anh em muốn thực tập Nihongo nên bặp bẹ: kirei ne!!! khi có một cô Thái Lan đi ngang. Sau tan học, anh em bị sinh viên Thái Lan vây lại thách thức đánh nhau vì sinh viên Thái Lan cho rằng sinh viên Việt Nam dê gái thất lễ. Anh em không đủ tiếng Nhật để giải nghĩa cho sinh viên Thái Lan. Anh em cũng không muốn đánh nhau với sinh viên Thái Lan vì anh em biết là, mặc dù gọi là sinh viên, thực ra họ qua để huấn luyện cảnh sát và một số khác qua để hành nghề Kick Boxing. Tình hình rất là căng thẳng. Chỉ cần một hiểu lầm nhỏ, là có đổ máu. Tình cờ anh Lê Văn Hảo đi qua. Tôi hoạt động nhiều với sempai Hảo nên tôi cũng biết về anh chút đỉnh. Anh là người có lý tưởng cao, không ích kỷ và rất thương mến đàn em. Nhưng tính anh nóng còn hơn lửa. Anh rất háu chiến. Anh không kiên nhẫn thương lượng. Anh muốn giải quyết lẹ bằng vũ lực. Anh giống như là General Patton nổi tiếng của Mỹ trong Thế Chiến Thứ Hai. Anh hỏi có chuyện gì mà lào xào đây? Anh em kể lại sự tích cho anh Hảo. Không một chút do dự, anh nhìn vào anh chàng Thái Lan to nhất trong đám Thái Lan và nói rằng: Mấy đứa đàn em tao mới sang Nhật không đầy một tháng, tụi nó muốn ca ngợi vẻ đẹp của người nước láng giềng Thái Lan. Đó là điều tốt thân tình chứ không phải chọc phá thất lễ. Xin bạn nghĩ lại và bỏ qua. Nhưng nếu quý bạn không muốn chấp nhận lời ca ngợi nầy, thì anh (chàng Thái Lan to con nhất) và tôi sẽ đánh 1-1 ngay bây giờ và tại đây. Người đàn anh tôi rất ngưỡng mộ và không bao giờ quên, Lê Văn Hảo (quá cố). Chụp tháng 10 năm 1975 Anh chàng Thái Lan chới với. Anh không ngờ có một anh chàng sinh viên Việt Nam ốm yếu, nhỏ con nhưng rất tự tin, không màn nguy hiểm đứng ra che trở đàn em nhận lời thách đấu. Anh đồng ý là chuyện hiểu lầm đáng tiếc xảy ra là vì yếu kép tiếng Nhật. Thôi thì hai bên bắt tay bỏ qua. Ngay sau đó, anh em họp lại mua nước uống cám ơn anh Hảo và hỏi anh làm sao anh đánh lại anh chàng Thái Kick Boxer. Anh liệng ra trên bàn hai cây dao và trả lời rằng: Tao dự định đến gần đăm

nó rồi bỏ chạy. Tụi bây thằng nào chậm chân thì gắng chịu!!!. Sau đó, biết tính anh nhiều hơn, tôi nghĩ là anh chỉ nói đùa. Tôi tin tưởng là anh sẽ người rút lui cuối cùng sau khi đã xác định mấy đứa đàn em đã bỏ chạy an toàn. Cuộc xung đột thứ nhì và thứ ba xảy ra vào tháng 6, chỉ hai tháng sau cuộc xung đột đầu tiên, Theo tôi nhớ và theo lời kể của một số bạn Exryu khác. Sự khởi đầu là do một sinh viên năm Nhật Ngữ chúng tôi (xin dấu tên) đeo theo một cô Mã Lai. Cô nầy đã từ chối nhưng anh chàng Việt Nam vẫn tiếp tục đeo đuổi. Một hôm, cô kể lại chuyện theo đuổi nầy cho anh bồ người Mã Lai của cô. Anh chàng nầy nổi giận nhào vào lớp đánh anh Việt Nam ngay trong giờ học. Sinh viên Nhật Ngữ Việt Nam bênh bạn nên hợp tay đánh đập anh Mã Lai. Trong nhóm sinh viên Việt Nam, theo lời bạn Nguyễn Trọng Cảnh, bạn Đặng Viết Thanh là người đánh rất hăng. Tôi không ngạc nhiên về máu anh hùng của bạn Viết Thanh. Bạn Viết Thanh nổi tiếng đá bạo. Đá chân nhiều hơn banh. Mỗi lần dợt banh, tôi phải mang đồ che ống quyển. Bạn Viết Thanh hiện sống ở Nam Cali. Sinh viên Mả Lai trong lớp bênh bạn Mã Lai nên cũng bắt đầu phản công. Bạn bè ngoại quốc cùng một lớp Nhật Ngữ biết nhau. Nhưng lúc nổi giận không cần biết đánh nhau tứ tung. Cô thầy Nhật Ngữ không thể nào can thiệp được. Cuộc đánh tràn từ lớp ở lầu hai xuống sân trường. Nhiều sinh viên Việt Nam và Mả Lai từ lớp khác cũng bắt đầu chạy ra tham dự cuộc đánh. Cuộc đánh càng đông và trở thành bạo động. Hai bên bắt đầu liệng đá gạch. SVML đem cái lưới to giữ banh dã cầu (bóng chày) để chận gạch đá liệng từ SVVN. Một viên gạch to, không may, rớt trúng làm bất tỉnh một nam sinh viên Nam Dương đang đứng can. Thấy anh nầy bị thương nặng và lúc đó cũng có cảnh sát đến, nên anh em hai bên Việt Nam và Mã Lai mới ngừng đánh. Xe cứu thương đến chở bệnh nhân đi bệnh viện. Anh nầy bất tỉnh vài ngày và sau có tin đồn là anh đã qua đời (Sự thật là anh khoẻ lại. Có lẽ tin vịt từ sinh viên Mã Lai). Sinh viên Nam Dương nổi giận họp lại đòi tuyên chiến với sinh viên Việt Nam. Chuyện tình cảm cá nhân trở thành chuyện đánh nhau giữa hai anh sinh viên. Sau đó trở thành chuyện đánh nhau giữa sinh viên hai nước Việt Nam và Mã Lai. Rồi vì một viên gạch bay bậy trúng nhầm sinh viên Nam Dương, cuộc đánh trở thành giữa sinh viên hai nước Việt Nam và Nam Dương. Dẫn đến Đại Chiến Đông Nam Á. Đặng Viết Thanh và tôi mới sang Nhật vào tháng 2 năm 1971 Sempai Phụng trong bài Tuổi Học Trò kể lại việc thương lượng giữa lãnh tụ sinh viên và ngoại giao Việt Nam và Nam Dương. Trong khi thương lượng, anh em cư xá Kokusai và một số anh em ở ngoài tụ chung lại một phòng 45 người. Đi đâu cũng đi chung với dao kéo, v.v., tự vệ. Phòng tôi có Nguyễn Trọng Cảnh, Lê Tiến Thịnh, Trương Quang Thưởng và tôi. Ngoại trừ Thưởng, chúng tôi mà nghe đến đánh nhau là mặt mày xanh vờn, tay chân bủn rủn. Chuyện đáng nhắc là hai bạn Thịnh và Thưởng ở aparto ngoài và Thưởng không phải là dân học Kokusai. Nhưng hai bạn vào tử thủ Kokusai cùng chúng tôi. Anh em phòng khác cũng có nhiều bạn từ ngoài vào chia nguy như Thịnh và Thưởng. Đến đây, tôi được xin kể lại thêm một chuyện của người đàn anh đáng kính Lê Văn Hảo. Chuyện nầy rất ít có người biết. Tôi đã nghe được chuyện nầy qua bạn Đào Công Phú. Một buổi trưa gần nhà ga Okubo, bạn Phú tình cờ gặp sempai Hảo. Anh bảo Phú là anh muốn Phú đi vào Kokusai với anh để gặp một người bạn Nam Dương cùng năm với anh. Phú đang đào ngủ tìm chỗ tị nạn yên thân mà bây giờ anh Hảo bảo phải đi vào hang cọp với chỉ có hai người thì đúng là tự

Lớp Một Nhật Ngữ Kokusai của tôi rất hiền và ngoan học nên không tham dự cuộc đánh. Từ trái: Lữ Huy Hùng (San Jose), SVVN tên không nhớ, không biết, Nguyễn Long Đỉnh (Connecticut), Cường (Pháp), ngoại quốc không biết, Nguyễn Văn Thình (quá cố), Nguyễn Kim Thuận (San Jose), chị Hà, Khuê, bà thầy Shiba, Lê Tài Hoàng Hải (Tokyo), Quang, Quỳnh Kim Đạo (San Jose), Nguyễn Dũng Tiến (San Jose / Sacramento), Đặng Hữu Thạnh (San Diego), Tùng ca vọng cổ, Lim Bok Seng (bạn thân Nam Dương của tôi) tử. Phú phải từ chối vì phải đi làm. Không đi được hôm nay thì chủ đuổi. Nhưng anh Hảo không nghe lời khẩn cầu tha thiết của Phú. Anh Hảo bắt buộc là Phú phải đi vào Kokusai với anh. Anh vòng cổ và kéo Phú về hướng Kokusai. Phú biết là thế nầy là đời tàn rồi nhưng phải lết lết đi theo. Vào đến shyokudo ( 食堂 ) trong Kokusai, anh Hảo bảo Phú ngồi ở cái bàn khác kế anh. Đối diện với anh Hảo là một sempai Nam Dương và trên cái bàn sau lưng anh nầy có nhiều sinh viên Nam Dương mặt mày hung dữ. Anh Hảo móc ra từ trong túi anh hai cây dao và nói với anh sempai Nam Dương đại khái như thế nầy: Đàn em của mầy và tao muốn đánh nhau sống chết. Tao đề nghị là tao và mầy đấu dao với nhau giải quyết. Thằng nào thua thì bảo mấy thằng em phải chịu thua và bỏ qua chuyện xích mích. Sempai Nam Dương hoảng hồn đồng ý cho anh Hảo đưa anh em kẹt trong phòng đi ra Kokusai và hứa là sau đó sẽ bàn lại với đàn em Nam Dương tìm cách giảng hoà. Bạn Phú thở phèo nhẹ nhõm. Anh Hảo cùng Phú lên cư xá gõ cửa từng phòng và đưa hết anh em về cư xá Komaba hội họp. Trong buổi họp ở Komaba, anh Hảo là bên đãng diều hâu. Anh chủ chương đánh tới cùng. Anh muốn dẫn đoàn quân trở lại Kokusai với đá, đạn pachinko (pháo binh), nước sôi, dao búa và luôn gươm Samurai Nhật (Samurai swords). Sempai Nguyễn Văn Chuyển dẫn đầu bên đãng bồ câu. Anh Chuyển mướn thương lượng với sự hướng dẫn và giúp đỡ của hai sứ quán hai nước. Nhờ trời thương lời khẩn nguyện của tôi, phe bồ câu thắng cuộc bỏ phiếu Đại Hội Diên Hồng nên Trần Hưng Đạo Lê Văn Hảo không được đưa quân ra trận. Cuộc thương lượng và kết quả đã được viết lại trong bài Tuổi Học Trò của sempai Phụng. Sempai Phụng có nói về chuyện sinh viên Việt Nam và Nam Dương chuẩn bị đánh nhau nếu cuộc thương lượng thất bại. Tôi xin được viết thêm về kế hoạch chiến đấu (battle plan) của sinh viên Việt Nam và Nam Dương.

Chiến thuật của sinh viên Việt Nam được thiết kế bởi phe diều hâu gồm có quý anh Lê Văn Hảo, Châu Ngọc Bính, Trần Thành Danh, v.v.. Trong buổi trưa ngày thương lượng, anh em lãnh đạo dàn quân trong bí mật. Mục đích gồm có: Cứu và di tản Ban Thương Lượng Việt Nam nhanh chóng đến nơi an toàn nếu việc thương lương thất bại. Tấn công địch thủ với hai cánh quân từ cư xá số 3 và trường Dược Khoa nằm sau cư xá số 3. Tấn công và áp đảo địch thủ với số quân đông và vũ khí chết người. Không biết là anh em lãnh đạo có làm kế hoạch rút lui không. Nếu có, quý anh đã không cho mấy đàn em biết. Đàn em có cảm tưởng là đánh tới người cuối cùng. Không rút lui. To our last man. No retreat!!! or I should I scream: To their last man. No prisoner! Sau đây là địa đồ của cuộc Đại Chiến Đông Nam Á tháng 6 năm 1971. Đội 4: (quân đội chính với vũ khí rất nguy hiểm) Khoảng 100-150 SVVN nằm im lặng dưới sự chỉ huy của sempai Lâm Chí Vân Trường Dược Đội 3: khoảng 100 SVVN nằm trong phòng với vũ khí nguy hiểm dưới sự chỉ huy của sempai Châu Ngọc Bính Cư Xá Số 3 Lữ Hiếu, Nguyễn Thành Dung, Trần Công Khanh bỏ cứ xá số 1 qua đóng ở cư xá số 3 Cư Xá Số 2 Nam Dương. Nhân số khoảng 20-30 Phòng Ăn (Tầng 1) DT Bàn thương lượng giữa Nam Dương và Việt Nam Okubo Eki Đội 1: 2-3 SVVN Chỉ huy bởi anh Nguyễn văn Minh Châu. Nhiệm vụ ra tín hiệu đánh nhau bắt đầu Bản đồ dàn quân hai nước Cư Xá Số 1(Nữ) Tầng 3 Bản Bộ, Lớp Học Kokusai (Tầng 1, 2) Cổng Trường Đội 2: 10-15 SVVN có khiếu đánh. Chỉ huy bởi anh Trần Thành Danh. Nhiệm vụ cứu và di tản Ban Thương Lượng Nakano Eki Hai xe bus chở khoảng 50-70 SVND

Gần hơn 75% số SV du học lúc đó, khoảng 200-300 SVVN (không thể nào xác nhận được tổng số SVVN tham gia) tham dự vào cuộc Đại Chiến Đông Nam Á nầy. Anh em được chia làm 4 đội. Đội 1: chỉ có 2-3 người chỉ huy bởi anh Nguyễn Văn Minh Châu (Châu Bóng). Nhiệm vụ của đội 1 là nhận tín hiệu từ anh Hảo từ phòng thương lượng và chuyển về các đội trưởng. Tôi không nhớ là ai nhưng có anh đem vào một số máy nói thông tin hai chiều (walkie talkie). Chắc là lấy từ hãng hay phòng nghiên cứu. Nên rất là tiện cho việc liên lạc. Để tránh hiểu lầm. Anh Minh Châu dùng mật hiệu ra lệnh khai trận. Chỉ có đội trưởng là biết mật hiệu nầy. Có thể là: TORA! TORA! TORA!? Anh Hảo trong phòng họp phải tự quyết định khi nào là thương lượng đã thất bại và bạo lực không thể nào tránh được. Anh Minh Châu phải biết nhận đúng dấu hiệu của anh Hảo để chuyển mật hiệu đến đội trưởng. Nếu hai anh phán biến tình hình sai có thể làm đổ máu không cần thiết hay là có thể làm nguy hiểm Ban Thương Lượng vì anh em không đến cứu trợ và di tản Ban Thương Lượng kịp. Đội 2: khoảng 10-15 SVVN tình nguyện dưới quyền của anh Trần Thành Danh. Đây là Biệt Động Quân (Special Force) của SVVN. Đội 2 im lặng đóng ở trong van phòng của trường Kokusai. Nhiệm vụ của đội nầy là vào phòng thương lượng nhanh chóng để bảo vệ và đưa Ban Thương Lượng về đến nơi an toàn. Đội 3: khoảng 100 SVVN đa số học và một số ngụ tại cư xá Kokusai. Cũng có nhiều anh em từ bên ngoài vào hổ trợ. Một số anh em trong đội 3 đã có kinh nghiệm trong trận đánh với SV Mã Lai. Số khác bị tù túng một tuần qua nên cũng muốn giải quyết cho lẹ...one way or another. Đội 3 dưới quyền anh Châu Ngọc Bính. Nhiệm vụ của đội 3 là tấn công nhanh để chiếm thế và ít lắm là tạo một vòng đai an toàn gần shyokudo để cho đội 1 và đội 2 đưa sempai trong Ban Thương Lượng về. Đội 4: khoảng thêm 100 SVVN từ Tokyo và vùng phụ cận đến. Đây là Đại Hùng Binh của chúng ta. Đôi nầy có tinh thần rất cao. Anh em không có liên hệ với Kokusai nhưng tình nguyện đến vì là tình Việt Nam. Đội 4 dưới quyền của anh Lâm Chí Vân. Trong dự định, đội nầy sẽ leo rào từ trường Dược và theo ngay sau đội 3. Đội 4 sẽ trám những chỗ yếu của đội 3 dọc theo trận đường (battle line) hay tấn công vào những chỗ yếu của địch. Trong buổi tường trình chiến thuật ở Komaba, chúng tôi có hỏi còn mấy chị SVVN thì sao? Trong những ngày khủng hoảng, tất cả SV nữ hai nước được an toàn. SVVN nữ vẫn ở lại cư xá không ai động chạm. Các anh lãnh đạo trả lời rằng sự tôn trọng an toàn của SV nữ hai nước sẽ không có gì thay đổi. Anh em chúng tôi đáp lại rằng chúng tôi không lo lắng về sự an toàn của mấy chị. Điều lo lắng nhất là mấy chị nổi máu anh hùng con cháu hai bà Trưng vát giày cao gót xuống đánh trước khi có lệnh là tan hoan cả nhà. Anh em cùng nhau cười rộ lên làm tạm thời nhẹ nhõm tình hình căng thẳng. (Tôi cũng có nghe một vài chị điện thoại đến Komaba, không màn nguy hiểm, cho cho anh em ở Komaba hay tình hình Kokusai. Cho đến nay tôi không biết là ai...nhưng xin cám mấy chị nghe!) Bản đồ trong trang kế tiếp cho thấy kế hoạch chuyển quân của hai bên. SVVN biết nơi tập trung của SVND (cư xá số 2), nên quý anh lãnh đạo đoán được đường tiến quân và đại khái nhân số của SVND. Nhưng không ngờ là SVND có mang hai xe bus đầy quân đậu ngoài phía nhà ga Nakano. Mặc dù đoán lầm nhân số của SVND, tôi nghĩ chiến thuật của SVVN rất hay và với nhân lực đông hơn SVND, SVVN có nhiều lợi thế hơn SVND. Ngoài ra, SVVN có Đặng Hữu Thạnh...có lẽ là một sinh viên duy nhất được huấn luyện quân sự ở VN và có giấy tờ chứng nhận. Nếu quý bạn không tin, xin tham khảo giấy tờ đính kèm trên trang kế.

Trường Dược Đội 4 tấn theo sau đội 3 Cư Xá Số 3 (4) Đội 3 tấn tới trận đường (3) Đội 1 & 2 rút với BTL Trận Đường Cư Xá Số 2 Nam Dương. Nhân số khoảng 20-30 Okubo Eki Phòng Ăn (Tầng 1) DT Bàn Thương Lượng Giữa Nam Dương và Việt Nam (1) Ra lệnh đánh (2) Đội 1&2 tấn Cổng Trường SVVN không biết về hai chuyến xe bus nầy. Chiến thuật hành quân hai bên Đặng Hữu Thạnh là lính thứ thiệt Đường tấn của SVND Cư Xá Số 1(Nữ) Tầng 3 Bản Bộ, Lớp Học Kokusai (Tầng 1, 2) Nakano Eki Hai xe bus chở khoảng 50-70 SVND Binh nhì Đặng Hữu Thạnh chuẩn bị ra trận đánh. Hay ít nhất tôi có cảm tưởng như là Rambo khi nghe Lời Kêu Gọi Chiến Đấu của sempai Bính. Giọng Huế anh khó nghe. Tôi không hiểu anh nói gì nhưng tôi cảm tưởng rất phấn đấu và sẵn sàng

Chiều họp thương lượng, cư xá Kokusai rất im lặng và vắng vẻ như chùa Bà Đanh. Trong khi hai bên thương lượng trong shyokudo, SVND lên trên sân thượng cư xá số 2 biểu diễn kick boxing. SVND đánh và đá vào túi cát. Họ vừa đánh đá vừa la: 死はベトナムに. Lời la vang lộng sân trường.. Mục đích của họ là để làm khủng hoảng tinh thần Ban Thương Lượng SVVN. Nhưng làm như thế họ cũng để lộ vị trí của họ và vô tình giúp SVVN xác nhận vị trí đóng quân của SVND. Một tiếng đồng hồ qua...rồi hai tiếng rồi ba tiếng...chúng tôi không nghe thấy tín hiệu từ đội 1. Đối với anh em, thương lượng lâu có nghĩa là có sự khác biệt trong lập trường nhưng hai bên đã cố gắng không ngừng để giải quyết những khác biệt dẫn đến một hiệp ước hoà bình. Sau gần 3-4 tiếng, SVND trên sân thượng cư xá số 2, tự nhiên vổ tay và ôm với nhau có vẻ mừng rở. Ngay sau đó, tin từ đội 1 cho hay là cuộc thương lượng đã kết thúc với kết quả tốt đẹp cho hai bên. Hoà bình đã đạt được. Không còn lo chuyện đánh nhau nữa. Chúng tôi, ngoại trừ đội 4, được lệnh rời khỏi vị trí xuống sân trường để chia mừng với SVND. Đội 4 được giữ lại để phòng ngừa có chuyện thay đổi bất ngờ không đoán trước được. Lúc đó, có hai xe bus chở đầy SVND đậu lại trước cổng trường. SVND mang thùng thùng ビール xuống bus mở ra uống ăn mừng với SVVN. Như anh Phụng đã kể lại trong bài Tình Học Trò, SVND đem bia theo để dùng chai đánh lộn nếu thương lượng thất bại. Ngược lại, nếu thành công, thì mở chai uống ăn mừng với nhau. SVND dự đoán số quân SVVN thấp nên không đủ bia uống. SVND hỏi cần mấy kết nữa. Sempai VN nhờ anh sempai ND đếm giùm sau khi ra lệnh đội 4 bỏ vị trí và leo rào từ trường Dược sang Kokusai tham dự tiệc mừng. Bên ND rất ngạc nhiên với số SVVN quá nhiều hơn họ phỏng đoán. SVND thở phào nhẹ nhõm và mua thêm bia chung vui. Anh em hai bên uống bia, nói chuyện và giải tán trật tự. May là không có ai say làm xảy ra đánh nhau nữa. vũ khí chai nguy hiểm nhưng may mắn trở thành những chai bia biểu tượng hoà bình, thân hữu quốc tế!!! Đánh nhau lần sau. Xin mang theo bia Heineken!!!

THÂN HỮU HOÀ BÌNH 1972-1975 Sau khi hoà bình được hồi phục, sinh viên mọi nước ở cư xá Kokusai đồng ý là việc sinh hoạt chung của tập thể quốc tế phải thay đổi để tránh những sự xung đột đáng tiếc như vừa qua trong tương lai. Nếu không có cải thiện, thì những xung đột trong tương lai không thể nào tránh khỏi. Với sự giúp đỡ của Bộ Ngoại Giao Nhật và Ban Giám Đốc trường Kokusai chúng tôi thành lập Hội Sinh Viên Du Học Quốc Tế ( 留学生協会 Foreign Student Association FSA). Mục đích của FSA gồm có: Cải thiện tình bằng hữu quốc tế qua những sinh hoạt chung tập thể giữa cộng đồng sinh viên du học quốc tế. Cải thiện đời sống của sinh viên trong cư xá. Giải quyết những xích mích của sinh viên cư trú. Làm đường dẫn nối giữa tập thể sinh viên và Ban Giám Đốc trường Kokusai. Bạn Jyo Dai Ritsu (Keio Dai, Đài Loan) được bầu làm hội trưởng (President) và tôi được bầu làm phó hội trưởng (Vice President). Tôi và anh hội trưởng Jyo Dai Ritsu Sinh viên Mã Lai (áo lạnh đỏ) Cuộc hội hợp của ban FSA Sinh viên Mã Lai hay Nam Dương (áo lạnh xanh dương), Lữ Huy Hùng (cuồn giấy trong tay) Ban FSA, sau nhiều cuộc hội thảo, đã biên soạn một danh sách yêu cầu và gửi đến Ban Giám Đốc trường Kokusai. Những yêu cầu chính của sinh viên du học quốc tế gồm có: Đồ ăn ngon hơn ( 卵 チャーハン mỗi ngày ngán quá!) Sửa và trang bị lại sân bóng rổ và sân quần vợt. Thiết kế phòng tập tạ. Tu bổ lại trường và cư xá. Mua máy giặt đồ mới Tổ chức du lịch cho sinh viên có dịp làm bạn Tổ chức tiệc Giáng Sinh

Ban FSA mời báo chí và TV Nhật đến dự buổi lễ trao danh sách yêu cầu. Chúng tôi cũng hướng dẫn các báo chí đến viếng trong ngoài cư xá để cho họ thấy tình trạng hư xấu của cư xá và trường học. Chúng tôi được mời lên TV để trình bài với công chúng Nhật về sự tham nhũng của Ban Giám Đốc trường Kokusai: lấy tiền của Bộ Ngoại Giao nhưng không lo cho sinh viên du học. Ban Đại Diện Lên TV Nhật Từ trái Hồng Kông, Không biết, Hội Trưởng (Đài Loan), Nam Dương, Việt Nam, Mã Lai, Hồng Kông Sau gần một tháng thương lượng không kết quả, anh em trong Ban FSA đã quyết định gia tăng áp lực. Trước sự chứng kiến của báo chí và TV, chúng tôi bỏ học và bao vây văn phòng thay phiên đấu tố ông Tổng và Phó Giám Đốc trường Kokusai (hai vị nầy là cựu nhân viên cao cấp của Bộ Ngoại Giao Nhật. Ông Tổng Giám Đốc, nghe nói, là cựu Đại Sứ của Nhật cho một quốc gia ở vùng đông Nam Á). Nhốt họ trong phòng không cho ra cho tới khi họ đồng ý ký giấy chấp thuận yêu cầu của chúng tôi. Vì nhiều áp lực từ sinh viên và báo chí, Ban Giám Đốc cuối cùng chấp thuận những yêu cầu của sinh viên. Chúng tôi trở lại lo việc học hành trong chiến thắng. Mặc dù tất cả yêu cầu đã được chấp thuận không điều kiện, chúng tôi thừa thắng tấn công thêm. Anh em ở cư xá bắt đầu không trả tiền phòng. Một tháng không trả...rồi 2 tháng rồi 3 tháng. Bị đòi tiền mướn phòng thì nói " お金がない. Từ cuối năm Nhật Ngữ đến tháng 10 năm 1975 khi tôi sang Mỹ, tôi không trả một yen tiền phòng (36 tháng tổng cộng). Không phải chỉ có tôi. Tin lan tràn, sinh viên VN, ND, TL, ML, HK...ai ai cũng không trả tiền. Đã vậy, mà còn đem bạn vào ở một phòng ít lắm hai đứa. Bạn Nguyễn Trọng Cảnh ở với tôi gần 18 tháng. Bạn Lê Tiến Thịnh và Trương Quang Thưởng từ aparto ngoài dùng phòng tôi mỗi khi vào tắm hay giặt đồ.

Theo luật của trường là sau khi tốt nghiệp Nhật Ngữ và vào trường đại học, sinh viên phải dọn ra khỏi cư xá Kokusai để trường cho thuê phòng lại cho những sinh viên Nhật Ngữ qua sau. Anh em ở lại không màn dọn ra. Trong trường hợp tôi, tôi ở Kokusai gần 4 năm 8 tháng, 36 tháng lâu hơn luật trường cho phép. Anh em nào dọn đi xa cũng không trả phòng lại cho trường. Cứ đưa chìa khóa để cho bạn khác dọn vào. Đã vậy còn không trả tiền!!! Anh Phụng nói trong bài Tuổi Học Trò là Nhất Showa. Nhì Ryu. Nhưng ở trong cư xá Kokusai thì khác : Nhất nhì thì cũng là Ryu Tiền phòng không đóng lại đòi làm vua (Xin lỗi thơ lục bát không vần) DH Thạnh đứng trước biểu ngữ vẽ trên tường của trường trong ngày phản đối. Suốt năm cứ lo đánh nhau, biểu tình, đi làm, thể thao, chọc gái...còn đâu thì giờ để học? Sinh viên Nam Dương và Thái Lan trang hoàng cho tiệc Giáng Sinh DH Thạnh Sinh viên ngoại quốc và nhân viên cư xá Kokusai (cầm thang) bận rộn trang hoàng.

Đi ngắm lá mùa thu ở Nikkoo năm 1971 với sinh viên ngoại quốc trường Kokusai. Trong hình có: Mã Hán Sư, Nguyễn Trọng Cảnh, Lữ Hiếu, Nguyễn Văn Thịnh, Đặng Hữu Thạnh, Nguyễn Bá Quát, Lữ Huy Hùng, Lê Tiến Thịnh, Nguyễn Thành Dung, Ngô Kim Ngọc (lúc nầy tôi chỉ mới biết Ngọc) Trong hình có cô sinh viên Mã Lai tạo ra Đại Chiến Đông Nam Á. Chúng tôi cũng tổ chức nhiều cuộc tranh thể thao nhiều năm liên tiếp. Chúng tôi có giải quần vợt và bóng bàn. Tôi đoạt vô địch quần vợt hai năm mặc dầu không biết đánh. Trong giữa những thằng mù, thằng chột như tôi là số một. Năm đầu tiên, tôi vào chung kết giải bóng bàn nhưng thua chỉ được giải hãng nhì. Tôi còn nhớ mãi trân bán kết đấu với một sinh viên Mả Lai. Khán giả hai nước đến đầy trong phòng ping pong trên lầu của shyokudo ( 食堂 ). Hai bên ủng hộ ồn ào, náo động. Trận đấu phải giải quyết bằng hai quả chót của ván cuối. Tôi còn nhớ, anh em nhào vô bồng tôi lên mừng chiến thắng. Anh Đổ Thông Minh muốn điều hôn tôi. Anh sinh viên Mã Lai và các bạn Mã Lai bắt tay chúc mừng. Rất là thân hữu! Ngày chung kết hôm sau với một anh lớn từ Nam Dương. Chúng tôi nghĩ là sẽ thắng vì ông nầy không giỏi bằng anh Mã Lai tôi đánh bại ngày hôm qua. Tiếc là anh Nam Dương nầy tinh thần vững chắc dùng mưu nhiều hơn sức nên tôi thua trong ba ván. Anh em buồn và thất vọng. Tôi còn nhớ mãi đến ngày nay lời nói của anh Đổ Thông Minh: Xui quá ông gặp thằng cáo già. Cố gắng sang năm!!! Nhung sang năm tôi chỉ dự giải quần vợt cho dễ ăn. Giải thưởng của tôi còn giữ lại ngày hôm nay. Hai cúp lớn là cho hạng nhất quần vợt. Cúp nhỏ cho hạng nhì bóng bàn.

Quý bạn có thể hỏi những chuyến đi du lịch, tranh thể thao, ca hát và khiêu vũ tiệc Giáng Sinh có liên hệ gì đến phòng ngừa những cuộc xung đột giữa sinh viên ngoại quốc? Tôi xin trả lời rằng những sinh hoạt tập thể nầy đưa đến những cơ hội cho anh em sinh viên Kokusai quen biết và làm bạn thân với nhau. Tình bạn cá nhân với cá nhân dẫn đến tình thân hữu quốc tế. Tình thân hữu quốc tế đưa đến một hoà bình an lành giữa cộng đồng quốc tế trường Kokusai. Từ sau cuộc xung đột với SVML và SVND vào mùa hè 1971 cho đến khi tôi lên đường sang Mỹ vào cuối năm 1975, trường Kokusai rất an bình phần nhiều là nhờ sự tích cực hoạt động của anh chị em trong Ban FSA. Trong thời kỳ hoà bình nầy, có một chuyện đáng kể lại cho quý bạn Exryu hôm nay. Đó là chuyện tình của một nam SVVN, cùng năm với tôi và một nữ SVML. Chuyện trớ trêu là tháng 6 anh em SVVN và SVML đánh nhau vì trai VN chọc gái ML thì tháng 9, trai VN và gái ML yêu nhau đắm đuối. Đoá hoa tình quốc tế nở rộng xanh tươi từ những tranh chấp xung đột dân tộc...ôi thật là đẹp!!! Đáng tiếc là hoa tình yêu sớm nở nhưng chóng tàn. Mối tình nầy tan vở vào tháng 3 năm 1972. Anh phải dọn đi lên miền Bắc nước Nhật để vào đại học. Chị vào trường ở Tokyo. Dầu chị không muốn, anh quyết định cắt đứt cuộc tình. Những lời anh nói với tôi đêm tâm sự đó vẫn còn vang văng vẳng trong tôi: D.M., tao bảo nó là đường ai nấy đi. Nó phải lo học. Tao phải lo học. Nó không thể làm dâu VN được. Nó cứ không nghe. Nó đòi bỏ học theo tao. Hè sang năm về VN gặp gia đình. Tao không chịu. D.M., yêu thương làm chi mà bây giờ khổ sở quá!!! Bạn T thân, tôi hi vọng là bạn sẽ đọc được những vòng chữ nầy và hi vọng những gì tôi viết đây sẽ mang đến cho bạn một kỷ niệm dĩ vảng tuyệt đẹp. TÔI HÃNH DIỆN LÀ EXRYU-VN!!! Năm 1971, tình bạn và tình đồng hương chúng ta bị thử thách khắc nghiệt bởi những xung đột trong tập thể sinh viên du học quốc tế. Nhưng chúng ta đã đoàn kết bảo toàn danh dự dân tộc và cùng nhau an toàn vượt qua những thử thách. Chúng ta đạt đươc thành quả tốt đẹp bởi vì: Sự lãnh đạo của quý anh trong BCHSVVN và Ban Thương Lượng. Quý anh không màn nguy hiểm đã cố gắng thương lượng giảng hoà. Quý anh cho thấy, với khả năng thông tín và tài năng điều đình, quý anh có thể thương lượng một cuộc giảng hoà trong một hoàn cảnh cực kỳ nguy hiểm cho tập thể và cho chính bản thân của quý anh. Sự sẵnlòng chia nguy của quý anh và bạn ngoài cư xá Kokusai. Từ trường Tokai, Nodai, v.v., quý anh và bạn đã vào đóng Kokusai cùng chia nguy hiểm với anh em Kokusai. Sự làm việc có tổ chức của tập thể chúng ta. Mỗi thành viên có mỗi nhiệm vụ. Chúng ta có Ban Thương Lượng với trưởng ban. Chúng ta có đội trưởng. Làm việc có tổ chức và kế hoạch rỏ ràng. Nhờ vậy mà chúng ta đã tránh đổ máu. Tình đoàn kết dân tộc. Chúng ta không bao than phiền rằng tại sao thằng A nó chọc gái ML mà bây giờ chúng ta phải đi mang gậy đánh nhau. Chúng ta đã biết là chuyện đã lở xảy ra rồi. Cùng nhau đoàn kết dưới sự lãnh đạo của quý anh sempai, chúng ta sẽ khắc phục những thử thách khó khăn. Tôi hãnh diện là Exryu-VN!!!! Đặng Hữu Thạnh Ngày 18 tháng 4 năm 2010